• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.253,03 -12,02/-0,95%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.253,03   -12,02/-0,95%  |   HNX-INDEX   223,49   +0,48/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   94,51   +0,21/+0,22%  |   VN30   1.315,46   -22,13/-1,65%  |   HNX30   464,10   +0,25/+0,05%
03 Tháng Hai 2025 9:04:01 CH - Mở cửa
Béo bở thị trường suất ăn hàng không
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 04/04/2019 10:03:00 SA
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường hàng không đang có nhu cầu được cung cấp 120.000 suất ăn/ngày, trong khi tổng nguồn cung của các doanh nghiệp (DN) cung cấp mới chỉ đạt khoảng 62.000 suất/ ngày, tương ứng khoảng gần 52% nhu cầu.
 
Thị trường vận tải hành khách hàng không năm 2018 ghi nhận mức tăng trưởng 12,9% so với năm 2017, ước đạt 106 triệu lượt hành khách.
 
Cung chưa đủ cầu
 
Các hãng hàng không trong và ngoài nước đua nhau mở các chặng bay mới, tăng cường thêm tuyến mới, nhằm khai thác phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng các dịch vụ ăn uống trên máy bay cũng tăng lên không ngừng.
 
Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 4 DN kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp suất ăn hàng không tại Việt Nam là Nội Bài Catering, Dịch vụ Suất ăn Hàng không Việt Nam (VINACS), Dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng (MASCO) và công ty TNHH MTV Suất ăn hàng không Việt Nam (VACS).
 
Thực tế từ kết quả kinh doanh của một số DN cho thấy, đây chính là mảng kinh doanh béo bở, mang lại lợi nhuận lớn. Điển hình, năm 2018 vừa qua, Nội Bài Cartering tiếp tục ghi nhận 653 tỷ đồng doanh thu bán hàng, trong đó mảng cung cấp suất ăn hàng không tiếp tục góp 78%. Bình quân mỗi ngày, kinh doanh cung cấp suất ăn hàng không mang về cho công ty tới 1,4 tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, cũng có DN kinh doanh thua lỗ trong lĩnh vực này như VINACS. Sau hai năm có mặt trên thị trường, trong báo cáo tài chính quý III/2018, VINACS ghi nhận khoản lỗ 39 tỷ đồng.
 
Đại diện công ty cho biết, phần lớn khoản lỗ đến từ chi nhánh Nội Bài khi Vietnam Airlines hiện vẫn sử dụng dịch vụ từ công ty thành viên là CTCP Suất ăn hàng không Nội Bài (NCS).
 
Một lý do khác liên quan đến nhà máy của VINACS tại Nội Bài có quy mô lớn nên khấu hao và chi phí lãi vay cao, ảnh hưởng đáng kể đến kinh doanh của công ty. Vì vậy, DN này vẫn đưa ra mục tiêu mở rộng hoạt động trong thời gian tới.
 
Sức hút ngày càng lớn
 
Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam sẽ là một trong số 5 thị trường phát triển nhanh nhất về số lượng hành khách hàng không từ năm 2016-2035. Cụ thể, trong 5 năm tới, thị trường hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trung bình 14%/năm và có thể đạt 150 triệu hành khách vào năm 2035.
 
Sức hấp dẫn từ thị trường khiến nhiều DN muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Điển hình như mới đây, Tập đoàn FLC – "mẹ đẻ" của hãng hàng không Bamboo Airways, đã có đề nghị Bộ GTVT xem xét và chấp thuận chủ trương cho FLC nghiên cứu đầu tư xây dựng khu chế biến suất ăn tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
 
Đại diện Tập đoàn FLC cho hay Bamboo Airways đang có nhu cầu xây dựng một hãng hàng không tự chủ về cung cấp suất ăn, đồng thời cung ứng dịch vụ suất ăn cho các hãng hàng không mới sẽ mở đường bay tới Việt Nam, cũng như phục vụ bổ sung cho các hãng hàng không trong nước đang có mức tăng trưởng mạnh mẽ.
 
Tổ hợp chế biến suất ăn ra đời còn tạo điều kiện cho các hãng hàng không có sự lựa chọn khi muốn mở rộng và đa dạng hóa các nhu cầu suất ăn hàng không.
 
"Sau khi được chấp thuận, FLC sẽ cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu hình thức đầu tư phù hợp và cam kết thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, tiến độ xây dựng khẩn trương, sớm đưa công trình vào khai thác vận hành", Tập đoàn FLC khẳng định.
 
Hay như trường hợp của Taseco Airs, năm 2017, khi đầu tư vào VINACS dù đang ghi nhận khoản lỗ. Taseco Airs có tham vọng mở rộng địa bàn hoạt động ra hầu khắp các sân bay lớn trên cả nước, thay vì tập trung vào một địa bàn như các DN đi trước.
 
Hiện, VINACS đang cung cấp suất ăn tại sân bay Nội Bài, Cam Ranh và dự kiến sẽ cung cấp suất ăn vào sân bay Đà Nẵng, Phú Quốc vào năm tới.
 
Mới đây, VINACS đặt tham vọng khá lớn khi quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất với công suất 30.000 suất ăn/ngày, tương đương với tổng công suất hiện tại của NCS, MASCO và VACS.
 
Tất nhiên, để khai thác hết công suất không phải là bài toán dễ dàng, nhất là với các công ty có được lợi thế lớn từ phục vụ cho công ty mẹ Vietnam Airlines.
 
Thanh Hoa
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.