• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:51:51 CH - Mở cửa
Phố Wall bị ảnh hưởng thế nào từ vụ khủng bố 11/9
Nguồn tin: Người đồng hành | 11/09/2021 1:31:30 CH
Dự đoán tâm lý thị trường sẽ hỗn loạn, Phố Wall nghỉ giao dịch vài ngày sau vụ khủng bố 11/9.
Tuy nhiên, làn sóng bán tháo vẫn xảy ra đối với các cổ phiếu hàng không và bảo hiểm khi Phố Wall mở cửa trở lại.
 
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và Nasdaq không giao dịch vào sáng 11/9/2001, thời điểm các phần tử khủng bố tấn công hai tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) và Lầu Năm Góc.
 
Đầu tiên, chuyến bay Flight 11 của American Airlines lao vào Tháp Bắc WTC ở Manhattan, New York, lúc 8h46 phút. Sau đó, lúc 9h03 phút, chuyến bay Flight 175 của United Airlines lao vào Tháp Nam. Tòa tháp đôi này nằm cách không xa Phố Wall.
 
Cũng sáng hôm đó, một máy bay chở khách khác lao vào Lầu Năm Góc. Máy bay bị không tặc khống chế thứ tư, đang trên đường hướng về thủ đô Washington, rơi xuống một cánh đồng gần thị trấn Shanksville, bang Pennsylvania, sau khi hành khách chống trả những kẻ khủng bố. 
 
20 năm trôi qua kể từ ngày sự kiện kinh hoàng này xảy ra. Những vụ tấn công ngày 11/9/2001 gây thiệt hại nặng nề và phá huỷ hai biểu tượng cho sức mạnh tài chính cũng như quân sự của Mỹ, khiến gần 3.000 người thiệt mạng và làm rúng động thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế số một thế giới.

 
NYSE chuẩn bị giao dịch trở lại hôm 17/9/2001. Ảnh: AP.
 
Phản ứng thị trường
 
Dự đoán sự kiện sẽ gây ra tâm lý hỗn loạn, là nguồn cơn cho xu hướng bán tháo và kéo tụt giá trị thị trường, NYSE và Nasdaq mở cửa giao dịch trở lại vào ngày 17/9 - 6 ngày sau vụ khủng bố, quãng thời gian nghỉ lâu nhất kể từ sau cuộc Đại Suy thoái trong thế kỷ trước. Ngoài ra, nhiều công ty tài chính, môi giới đặt trụ sở tại WTC, không thể khôi phục hoàn toàn hoạt động sau khi nhiều nhân viên của họ thiệt mạng và văn phòng bị xóa sổ.
 
Trong ngày giao dịch trở lại đầu tiên của NYSE, chỉ số Dow Jones mất 684 điểm, tương đương 7,1%, mức giảm kỷ lục chỉ trong một phiên giao dịch khi đó. Chốt phiên giao dịch cuối tuần đó, NYSE tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng nhất trong lịch sử hoạt động. Dow Jones giảm hơn 14%, S&P 500 giảm 11,6% và Nasdaq giảm 16%. Khoảng 1.400 tỷ USD đã bị thổi bay khỏi thị trường trong suốt giai đoạn đó.
 
Làn sóng bán tháo xảy ra đối với các cổ phiếu hàng không và bảo hiểm khi thị trường mở cửa trở lại. Ảnh hưởng nặng nề nhất là hai hãng American Airlines và United Airlines, chủ sở hữu các máy bay bị không tặc tấn công trong sự kiện 11/9. Tác động tức thời tại thời điểm đó là vô cùng lớn. Giá vàng tăng gần 6% lên 287 USD/ounce, qua đó cho thấy sự bất ổn và xu hướng đầu tư trú ẩn của các nhà đầu tư. 
 
Giá dầu mỏ và khí đốt cũng tăng nhanh chóng do xuất hiện những nghi ngại rằng việc nhập khẩu dầu từ Trung Đông bị ảnh hưởng. Chỉ trong vòng một tuần, giá các mặt hàng trên trở lại như trước vụ 11/9, khi không có thêm vụ tấn công khủng bố nào khác, và quá trình nhập khẩu dầu thô của Mỹ vẫn diễn ra suôn sẻ. 
 
Hàng không và bảo hiểm ảnh hưởng nặng
 
Giá cổ phiếu ngành hàng không đã trải qua quãng thời gian giảm điểm tồi tệ nhất do vụ việc 11/9. Giá cổ phiếu American Airlines giảm 39% khi chốt phiên 17/9. Giá cổ phiếu của United Airlines cũng giảm sâu tới 42%. 
 
Các công ty bảo hiểm cho biết họ phải chi trả 40 tỷ USD tiền đền bù những thiệt hại liên quan đến vụ tấn công. Một trong những doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề nhất là Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett. Phần lớn các công ty bảo hiểm sau đó đã cho giảm mức đền bù thiệt hại gây ra bởi khủng bố. Họ đã may mắn "sống sót” sau vụ khủng bố chỉ vì họ có đủ lượng tiền mặt dự trữ phòng trường hợp phải chi trả các nghĩa vụ bồi thường khẩn cấp.
 
Đầu tư an toàn
 
Một vài lĩnh vực lại chứng kiến đà tăng trưởng ấn tượng sau vụ tấn công. Các công ty công nghệ, và các nhà thầu sản xuất vũ khí, khí tài chứng kiến giá cổ phiếu của họ tăng phi mã trong giai đoạn đó. Nhiều nhà đầu tư dự báo đà tăng trưởng của các doanh nghiệp quốc doanh khi Mỹ tăng cường sự chuẩn bị cho cuộc chiến chống khủng bố kéo dài. Giá cổ phiếu của các doanh nghiệp viễn thông và dược phẩm cũng hưởng chung đà tăng đó. 
 
Trên các sàn giao dịch quyền chọn, bao gồm Chicago Board Options Exchange, sàn giao dịch quyền chọn lớn nhất thế giới, giao dịch quyền chọn mua và bán đều tăng lên. Quyền chọn bán, cho phép nhà đầu tư thu về lợi nhuận nếu như giá cổ phiếu giảm, được giao dịch với khối lượng lớn trong các lĩnh vực hàng không, ngân hàng và cổ phiếu. Quyền chọn mua, cho phép nhà đầu tư hưởng lợi khi giá cổ phiếu tăng, cũng được giao dịch sôi động đối với các cổ phiếu doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
 
Trong ngắn hạn, nhiều nhà đầu tư thực hiện các quyền chọn đó đã kiếm được không ít tiền. 
 
Sự phát triển của thị trường trong suốt 20 năm qua
 
Sau thời gian dài, thị trường chứng khoán và nền kinh tế Mỹ đã chứng kiến đà tăng trưởng ấn tượng cho dù phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng tiêu cực ngắn hạn sau vụ khủng bố. Gần 20 năm sau ngày kinh hoàng đó, chỉ số S&P 500 tăng gấp gần 4 lần lên 4.483,24 điểm ghi nhận ngày 27/8, cho dù trước đó là nhiều giai đoạn sụt giảm mạnh, trong đó phải kể đến cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.
 
Nền kinh tế Mỹ cũng đã trải qua một vài chu kỳ tăng trưởng kéo dài trong suốt một giai đoạn nhiều biến động, bao gồm cuộc đại suy thoái từ tháng 12/2007 tới tháng 6/2009 và gần nhất là đại dịch Covid-19. 
 
Nhưng những ảnh hưởng từ vụ khủng bố 11/9 vẫn phần nào được cảm thấy trong những ngày này trên đất Mỹ. Gánh nặng đó đến từ hàng nghìn tỷ USD chính phủ Mỹ đã đổ vào các cuộc chiến tranh phi lý tại Iraq và Afghanistan, khiến cho nợ công của quốc gia này tăng vọt.