• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
24 Tháng Mười Một 2024 9:38:01 CH - Mở cửa
VCS: Lợi nhuận tăng giảm trong bức tranh tài chính của thương hiệu Vicostone
Nguồn tin: Thương hiệu và Công luận | 22/11/2022 7:10:00 SA
Là một trong những thương hiệu dẫn dầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đá ốp lát cao cấp nhân tạo thạch anh theo công nghệ chuyển giao từ hãng Breton (Ý), Công ty cổ phần Vicostone hoạt động với phương châm “Chủ động toàn diện - Chinh phục mục tiêu”. Tình hình tài chính và kinh doanh của thương hiệu Vicostone có lợi nhuận tăng giảm như thế nào?
 
Trước đó, ngày 08/11/2022, Thương hiệu & Công luận đăng tải bài viết: “Dấu ấn xây dựng phát triển thương hiệu Vicostone – Nhà máy Đá ốp lát cao cấp Vinaconex”, quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Vicostone - Công ty cổ phần Vicostone (VCS). Trong đó vấn đề kinh doanh, tài chính, đầu tư… của thương hiệu Vicostone được khách hàng, người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Trong hàng trình xây dựng thương hiệu của mình, Vicostone đã trải qua không ít những thăng trầm, khiến khách hàng, người tiêu dùng quan tâm về các quyền lợi được hưởng, đặc biệt là vấn đề tài chính khi đầu tư vào công ty. Vậy, Vicostone gặp phải những thăng trầm như thế nào?
 
 
Cơ cấu cổ đông cô đặc
 
Thương hiệu Vicostone (trước là Công ty cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex), tiền thân là Nhà máy Đá ốp lát cao cấp VINACONEX được thành lập từ cuối năm 2002. Lĩnh vực hoạt động chính của Vicostone là sản xuất, kinh doanh đá ốp lát nhân tạo gốc thạch anh theo công nghệ được chuyển giao từ hãng Breton S.P.A (Ý).
 
Giữa tháng 12/2007, Vicostone chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX - VCS) với khối lượng niêm yết lần đầu 10 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Sau nhiều lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của Vicostone đã tăng 16 lần lên mức 1.600 tỷ đồng.
 
 
Công ty cổ phần Vicostone.
 
Về cơ cấu cổ đông, Công ty mẹ là CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (nắm giữ tới 84,15% cổ phần), Chủ tịch HĐQT Hồ Xuân Năng (sở hữu 3,74% cổ phần) và công ty có 4,8 triệu cổ phiếu quỹ (tính đến thời điểm đầu năm 2021). Như vậy, ngoài lượng cổ phiếu do cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người có liên quan nắm giữ, lượng cổ phiếu lưu hành tự do của Vicostone chỉ vào khoảng 12% vốn điều lệ.
 
Vào hồi cuối tháng 01/2021, Công ty cổ phần Vicostone thông báo chốt danh sách cổ đông để thực hiện phân phối toàn bộ gần 4,8 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ với tỷ lệ 3,09:100, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 3,09 cổ phiếu mới.
 
Số cổ phiếu quỹ này được Vicostone gom mua lại vào hồi tháng 04/2020 với giá bình quân là 61.134 đồng/cổ phiếu. Công ty đã trích 293 tỷ đồng nguồn vốn từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để thực hiện chia cổ phiếu thưởng lần này.
 
 
Công ty cổ phần Vicostone đã quyết định chia cổ phiếu quỹ để thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 3,09:100.
 
Trước đó, trong Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 05/09/2019 của Vicostone, Công ty đã quyết định chia cổ phiếu quỹ để thưởng cho cổ đông hiện hữu. Lúc đó, VCS đang có 3,2 triệu cổ phiếu quỹ, Công ty dự kiến phát hành toàn bộ số cổ phiếu này để chia thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2,04:100 (tại ngày chốt danh sách cổ đông, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận 2,04 cổ phiếu thưởng). Nguồn vốn sẽ được lấy từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
 
Được biết, số lượng cổ phiếu quỹ này được Vicostone mua vào trong giai đoạn 7/11 – 21/11/2018, thời điểm cổ phiếu VCS dao động trong biên độ 65.000 – 70.000 đồng/cổ phiếu (tính theo giá điều chỉnh). Giá trị ghi nhận trên báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2019 của số cổ phiếu quỹ này vào khoảng hơn 240 tỷ đồng.
 
 
Công ty cổ phần Vicostone đã quyết định chia cổ phiếu quỹ để thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2,04:100.
 
Vào năm 2016, Vicostone cũng dùng 10,6 triệu cổ phiếu quỹ để chia thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:24,99. Tại ngày giao dịch không hưởng quyền 11/5/2016, giá tham chiếu của VCS đã bị điều chỉnh từ 104.000 đồng/CP xuống 81.600 đồng/CP. Như vậy, các cổ đông VCS đã không có thêm lợi ích thực sự nào từ việc chia thưởng bằng cổ phiếu quỹ.
 
Đáng chú ý, việc Vicostone lấy cổ phiếu quỹ thưởng cho cổ đông sẽ không làm giá tham chiếu cổ phiếu bị điều chỉnh trong ngày giao dịch không hưởng quyền theo quy chế giao dịch HNX.
 
Được biết, hình thức chia thưởng bằng cổ phiếu quỹ lần đầu xuất hiện trên thị trường chứng khoán vào năm 2015, khi Công ty cổ phần Công nghiệp thương mại Sông Đà (STP) đã dùng cổ phiếu quỹ để thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:15, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 11/09/2015. Sau đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (STB) cũng tuyên bố với cổ đông dùng cổ phiếu quỹ để thưởng vào tháng 10/2015.
 
Trong năm 2016, HoSE và HNX đã ban hành quy chế giao dịch mới để phù hợp với Thông tư số 203/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK), có hiệu lực kể từ ngày 12/09/2016. Căn cứ vào khoản d, Điều 14, Quy chế giao dịch HNX, chia thưởng từ cổ phiếu quỹ sẽ không bị điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Do đó, cổ đông sẽ được hưởng lợi lớn nếu doanh nghiệp chia thưởng từ cổ phiếu quỹ.
 
Theo một số công ty chứng khoán, cổ phiếu dạng này khi về tài khoản, nhà đầu tư bán ra không bị nộp 5% thuế thu nhập cá nhân như với cổ phiếu chia cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng, mà chỉ phải nộp 0,1% như bán các cổ phiếu thông thường.
 
Như vậy, các công ty thực hiện phương thức chia thưởng kiểu này đem lại lợi ích lớn cho các cổ đông. Mới đây, vào hồi tháng 05/2022, Công ty cổ phần Vicostone đã tổ chức ĐHCĐ thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2021 với tỷ lệ trả cổ tức 40%. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Vicostone chi trả cổ tức trên 40% hàng năm bằng tiền mặt và cổ phiếu quỹ.
 
Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia: “Việc chia cổ phiếu quỹ cho cổ đông sẽ gia tăng mối liên kết giữa cổ đông hiện hữu và doanh nghiệp. Đồng thời là mối quan hệ nước lên, thuyền lên. Khi doanh nghiệp ăn nên làm ra, cổ đông sẽ là những người được hưởng lợi chung với doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đây cũng là một hình thức giữ chân cổ đông ở lại lâu dài với công ty”.
 
Trong khi đó, Tiến sỹ Phạm Thế Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đánh giá, khi thấy thị trường đi xuống, giá cổ phiếu giảm, doanh nghiệp biết rõ giá trị cổ phiếu nên mua vào làm cổ phiếu quỹ. Chia cổ phiếu quỹ cho cổ đông là chiến lược khôn ngoan của doanh nghiệp, bởi số lượng cổ phiếu vẫn giữ nguyên và không bị pha loãng nên vẫn bảo toàn giá trị, chưa kể lợi ích về thuế như đã đề cập ở trên.
 
 
Tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia.
 
Gam màu sáng - tối trong bức tranh tài chính của Vicostone
 
Cùng với quá trình tăng vốn, kết quả kinh doanh của Vicostone cũng ghi nhận sự tăng trưởng qua từng năm cả về doanh thu và lợi nhuận. Xét về kết quả kinh doanh, Báo cáo thường niên 2018 của Vicostone cho thấy Công ty liên tục tăng trưởng trong nhiều năm liên tiếp. Doanh thu và Lợi nhuận trước thuế trong suốt giai đoạn 05 năm (2014-2018) đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tương ứng gần 30% và 80%.
 
Trong vòng 04 năm (2018-2021) trở lại đây, tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vicostone đã ghi nhận sự tăng trưởng qua từng năm cả về doanh thu và lợi nhuận. Bước sang 2018, Vicostone doanh thu đạt mức cao nhất kể từ khi lên sàn HNX với 4.522 tỷ đồng, tăng 4% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế thu về 1.123 tỷ đồng, đi ngang so với năm 2017 trong khi biên lãi gộp tăng từ 29% lên 33%.
 
Năm 2019, Vicostone đạt doanh thu thuần 5.568 tỷ đồng (tăng 23% so với năm trước) và lợi nhuận thuần 1.653 tỷ đồng (tăng 25% so với năm trước). Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) năm 2019 đạt 8.114 đồng.
 
 
Năm 2019, Vicostone đạt doanh thu thuần 5.568 tỷ đồng, lợi nhuận thuần 1.653 tỷ đồng.
 
Đáng chú ý, trong tháng 05/2019, Vicostone đã hoàn tất mua lại 100% vốn Công ty TNHH MTV Đầu tư và chế biến khoáng sản Phenikaa Huế từ công ty mẹ Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa). Phenikaa Huế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến vật liệu cristobalite được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm công nghệ cao, polymer composite, nhằm cung cấp cho các Nhà máy sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh.
 
Tại thời điểm đó, nhóm chuyên gia của CTCP Chứng khoán Phú Hưng cũng chỉ ra những vấn đề thuộc về nội tại doanh nghiệp như tình hình tài chính cũng còn những điểm đáng lưu ý. Việc ghi nhận khoản nợ dài hạn mới khi nhận chuyển nhượng nhà máy Phenikaa Huế từ công ty mẹ sau giai đoạn không duy trì nợ vay dài hạn. Hay khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản (32%) trong đó các khoản phải thu nội bộ của các bên liên quan chiếm đến hơn 50%.
 
Kết thúc năm 2020, tổng tài sản Vicostone đạt 6.055,33 tỷ đồng (tăng 8% so với năm trước), tổng doanh thu thuần đạt 5.659,59 tỷ đồng (tăng 1,7 % so với năm trước) và lợi nhuận trước thuế đạt 1.667,96 tỷ đồng (tăng 0,9% so với năm trước).
 
Cũng theo BCTC được kiểm toán bởi Công ty TNHH Ernst & Young, năm 2021, Vicostone ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế đạt 7.070 tỷ đồng (tăng 24,9% so với năm 2020) và 2.097 tỷ đồng (tăng 25,7% so với năm 2020), qua đó hoàn thành gần 105% và 110% chỉ tiêu mà Đại hội đồng cổ đông năm 2021 đã thông qua.
 
Tuy nhiên, bước sang năm 2022, Vicostone báo kết quả kinh doanh, lợi nhuận trong quý II/2022 "giật lùi", khó khăn bủa vây. Theo đó, kết quả kinh doanh quý II/2022 với doanh thu thuần đạt 1.725 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 442,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 3,8% và 16,4% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 06 tháng đầu năm 2022, VCS ghi nhận doanh thu đạt 3.337 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ, lãi trước thuế đạt 881,2 tỷ đồng, giảm gần 9% so với cùng kỳ năm 2021.
 
 
Vicostone báo kết quả kinh doanh, lợi nhuận trong quý II/2022 "giật lùi", khó khăn bủa vây.
 
Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, VCS đặt mục tiêu đạt 8.367 tỷ đồng doanh thu và 2.413 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt 18,34% và 15,06% so với thực hiện năm 2021.
 
Giải trình chênh lệch báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sáu tháng đầu năm 2022 vào ngày 22/08/2022 của CTCP Vicostone gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán cho thấy, vì doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh của công ty chịu tác động từ các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu như: Lạm phát cao tại nhiều quốc gia, xung đột Nga - Ukraine, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc, khủng hoảng logistics từ cuối năm 2021...
 
Thị trường bất động sản và xây dựng nhà ở tại các thị trường chính của Vicostone như: Bắc Mỹ,Châu Âu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lạm phát, lãi suất, chi phí và giá cả vật liệu tăng cao. Châu Âu chính là khu vực chịu tác động nặng nề nhất từ cuộc chiến giữa Nga - Ukraine, không chỉ bởi vị trí ngay sát trung tâm xung đột, mà còn vì sự phụ thuộc lớn của châu lục này vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga.
 
Tuy nhiên, Vicostone cho biết các yếu tố khó khăn đã được công ty dự tính và đưa vào danh mục rủi ro năm 2022 khi lập kế hoạch và cũng đã được nêu ra tại Đại hội Cổ đông thường niên 2022.
 
Tại Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 ngày 28/04/2022 của Vicostone, cổ đông Nguyễn Thu Thảo đã đặt vấn đề: “Đầu ra và đầu vào của VCS đều được cung cấp và tiêu thụ bởi các đơn vị công ty con khác của Phenikaa, điều này có phải kết quả kinh doanh của VCS sẽ bị chi phối rất nhiều bởi Tập đoàn Phenikaa không? Phenikaa tính chi phí NVL đầu vào đối với VCS như thế nào? Có theo giá thị trường không?
 
Trả lời vấn đề này, ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vicostone cho biết: “Đầu ra của Vicostone không phải là công ty con của Phenikaa. Không có công ty con nào của Phenikaa tiêu thụ sản phẩm của VCS, chỉ là công ty liên kết.
 
Kết quả kinh doanh của Vicostone chỉ bị chi phối bởi thị trường, không bị chi phối bởi Tập đoàn Phenikaa. Có chăng là việc chi phối bởi tính hiệu quả do sự quản trị chuyên nghiệp, minh bạch, nhất quán đối với Vicostone cũng như với các công ty con theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp,…
 
Chi phí nguyên vật liệu đầu vào mà Phenikaa bán cho VCS hoàn toàn theo tinh thần thị trường. Đầu vào duy nhất của Vicostone mà Phenikaa cung cấp là resin, đây là một công nghệ độc quyền, công nghệ phức tạp mà Phenikaa là chủ đầu tư ban đầu, VCS được hưởng các lợi ích tốt nhất từ Tập đoàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
 
 
Những giao dịch trọng yếu mua hàng hoá, doanh thu bán nguyên vật liệu, vật tư, thàn phẩm… của Công ty CP Vicostone bao gồm 01 Công ty mẹ, 08 Công ty con cùng Tập đoàn và 01 Công ty liên kết của công ty mẹ. (Theo BCTC niên độ 6 tháng 2022).
 
Hoạt động xuất khẩu của VCS sụt giảm mạnh
 
Theo báo cáo tài chính (BCTC), tính đến cuối quý III/2022, tổng tài sản của VCS ghi nhận mức 7.061 tỷ đồng bao gồm 1.032 tỷ đồng tiền mặt và tương đương, 2093 tỷ đồng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn. Đặc biệt, tồn kho của công ty tăng tới 680 tỷ đồng so với đầu năm lên mức 2.670 tỷ (chiếm tới gần 38% tổng tài sản).
 
Nợ phải trả của công ty ở mức 1.915 tỷ đồng - vẫn trong mức ổn định trong đó vay nợ tài chính hơn 1.540 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 80%). Vốn chủ sở hữu tăng lên 5.146 tỷ trong đó có gần 3.440 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
 
 
Những giao dịch trọng yếu mua hàng hoá, doanh thu bán nguyên vật liệu, vật tư, thàn phẩm… của Công ty CP Vicostone bao gồm 01 Công ty mẹ, 08 Công ty con cùng Tập đoàn và 01 Công ty liên kết của công ty mẹ. (Theo BCTC niên độ 6 tháng 2022).
 
Doanh thu thuần của Vicostone đạt 1.095 tỷ đồng (giảm 41,2% so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế đạt 201 tỷ đồng (giảm 58,6% so với cùng kỳ năm ngoái). Tỷ suất lợi nhuận gộp quý III đạt 31,4% giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp quý III không có nhiều biến động.
 
Trong quý III/2022, dù sản lượng nhập khẩu đá thạch anh vào Mỹ tăng, tuy nhiên việc nhập khẩu từ thị trường Việt Nam vào Mỹ có xu hướng đi ngang do áp lực cạnh tranh lớn.
 
Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã đưa ra những phân tích, doanh thu xuất khẩu của VCS suy giảm đáng kể và tỷ suất lợi nhuận gộp giảm 5,1% do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Ngoài ra, các chi phí liên quan của VCS trong quý III cũng có chuyển biến tiêu cực, khi chi phí tài chính tăng 54,5% do lỗ chênh lệch tỷ giá 20 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 55,6% chủ yếu do chi phí nhân viên quản lý và dịch vụ mua ngoài tăng.
 
Dù biên lợi nhuận gộp quý III/2022 không có nhiều biến động, tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của VCS sụt giảm mạnh hơn so với dự kiến do áp lực cạnh tranh. Do đó, BVSC cho rằng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2022 của VCS xuống lần lượt 5.658 tỷ đồng (giảm 20% so với năm trước) và 1.256 tỷ đồng (giảm 29% so với năm trước).
 
Kết thúc 09 tháng đầu năm, doanh thu thuần của VCS đạt 5.206 tỷ đồng (giảm 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế đạt 1.304 tỷ đồng (giảm 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái). Biên lợi nhuận gộp đạt 31,1% giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức biên lợi nhuận gộp thấp nhất của VCS trong các quý từ 2019 tới nay. Vậy, sau 09 tháng, VCS mới đạt 53% kế hoạch doanh thu và 49% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho 2022.
 
Với những khó khăn của thị trường bất động sản tại Mỹ khi lạm phát ở mức cao, lãi suất liên tục tăng gây áp lực lên chi phí mua nhà, VCS sẽ gặp nhiều khó khăn trong 2022 để đạt được kế hoạch đề ra.
 
Cũng tại ĐHCĐ thường niên hồi cuối tháng 04/2022, khi trả lời về câu hỏi cổ đông về việc: "Tại sao VCS để kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm là 15% trong khi kết quả kinh doanh quý I/2022 gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước? VCS có khả năng hoàn thành kế hoạch năm nay không"?
 
Đại diện doanh nghiệp cho biết: "Kế hoạch kinh doanh 2022 được lập trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phân tích, phòng ngừa rủi ro, chủ động trong vấn đề cung ứng. Kế hoạch được khởi động từ tháng 10/2021 sau đó tiếp tục hoàn thiện và phê duyệt đầu năm 2022.
 
Thời gian qua, một số sự kiện khách quan diễn ra như khủng hoảng chính trị thế giới dẫn đến khủng hoảng đầu vào, giá dầu tăng, lạm phát… Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhìn nhận tích cực và không điều chỉnh kế hoạch một cách tuỳ tiện, ngắn hạn mà giữ kế hoạch đã được nghiên cứu bài bản, thận trọng.
 
Chúng tôi vẫn nhìn nhận tích cực đồng thời giữ nguyên kế hoạch tăng trưởng 15% để phấn đấu đạt mục tiêu. Nếu đạt được thì sẽ là kết quả phi thường của năm nay, nếu không đạt được thì ít nhất cũng phải đi ngang so với năm trước.
 

Cổ phiếu liên quan