• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
23 Tháng Mười Một 2024 5:17:33 CH - Mở cửa
Đừng để doanh nghiệp 'chôn chân' vì... thủ tục
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 12/11/2024 9:01:10 SA

Cần quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa trong tháo gỡ các rào về giấy phép, điều kiện kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn lên, đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tại các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, kỳ họp thứ 8, quốc hội khoá XV, vấn đề về cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là cắt giảm điều kiện kinh doanh tiếp tục được nhiều đại biểu nhấn mạnh, cho thấy tính bức thiết của vấn đề này.

Rào cản vô hình bóp nghẹt khát vọng

Đại biểu Lã Thanh Tân, đoàn ĐBQH TP Hải Phòng phản ánh môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã thông thoáng hơn rất nhiều, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn than phiền về những rủi ro, khó khăn gặp phải ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp. Đó là các điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn khó thực thi.

"Nhiều rào cản như khó khăn thực hiện thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện, phát sinh chi phí không chính thức,… khiến doanh nghiệp phải trì hoãn, thậm chí huỷ bỏ kế hoạch kinh doanh, gây lãng phí cả về thời gian, nguồn lực và cơ hội". Đại biểu cho biết đây cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng "doanh nghiệp chậm lớn".

Đẩy mạnh cắt giảm giấy phép, điều kiện kinh doanh, "cởi trói" cho doanh nghiệp.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, song môi trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Nhiều quy định, điều kiện kinh doanh còn chồng chéo, phức tạp, gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kết quả khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (năm 2021, 2022) cho thấy khoảng 61% doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép kinh doanh có điều kiện. Tỷ lệ doanh nghiệp trả chi phí không chính thức trong hoạt động cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện chiếm 61,36%. Những phiền hà về cấp giấy phép kinh doanh là nguyên nhân khiến khoảng 21,7% doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh.

"Doanh nghiệp không cần cái gì cũng hỗ trợ bằng tiền. Họ mong muốn thông thoáng về thủ tục hành chính", bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội trao đổi với phóng viên Vnbusiness. Bà cho biết hiện nay doanh nghiệp còn vướng rất nhiều thủ tục, nhất khi thành lập.

"Ban đầu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở địa điểm A, người ta không cho thuê, phải chuyển đến địa điểm B, lại phải đi thay đổi. Đăng ký kinh doanh mặt hàng A, mặt hàng B thì khi thay đổi, bổ sung thì cũng lại phải đi thay đổi, bổ sung. Hoặc vấn đề về tên người đại diện cũng tương tự", bà Ngân kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét giảm các thủ tục không cần thiết.

Cũng theo bà Ngân, hiện nay còn rất nhiều "giấy phép con" - giấy phép chuyên ngành với các quy định hết sức ngặt nghèo.

"Ví dụ như quy định về an toàn thực phẩm, quy định về phòng chống cháy nổ,… Phòng chống cháy nổ là quan trọng, cần thiết nhưng cần dựa theo tính đặc thù của từng loại sản phẩm, lĩnh vực sản xuất để đưa ra các tiêu chí. Chứ không phải nhất nhất doanh nghiệp nào cũng phải áp dụng giống nhau như hiện nay", đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội kiến nghị.

Theo thống kê, từ năm 2021 đến hết tháng 3/2024, có 2.866 quy định kinh doanh đã được cắt giảm, đơn giản hoá tại 243 văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên kết quả này được đánh giá còn khiêm tốn so với yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt, số lượng thủ tục hành chính về cấp phép (từ gia nhập thị trường đến thực hiện một hoạt động cụ thể trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh) còn rất lớn, với 5.183 thủ tục - chiếm 81,6% tổng số thủ tục hành chính của cả nước.

Điều kiện kinh doanh vẫn tạo nhiều rào cản, hạn chế về quyền tự do kinh doanh và ẩn chứa rủi ro với doanh nghiệp. Giữa "vòng vây" các quy định còn tồn tại, mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp được nhận định là thách thức lớn.

Quyết tâm 'cởi trói' cho doanh nghiệp

Theo các doanh nghiệp, hiệp hội và chuyên gia, nhiều sản phẩm, dịch vụ được áp dụng điều kiện kinh doanh là biện pháp quản lý quá mức cần thiết, không phù hợp. Thay vì đặt ra điều kiện kinh doanh, nên ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp như yêu cầu đối với sản phẩm, hàng hóa trước khi lưu thông vào thị trường; nghĩa vụ doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay các chế tài đủ mạnh để răn đe đối với các hành vi vi phạm.

Tại kỳ họp này, trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bỏ quy định kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy là ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Quyết định này tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp, tăng cường chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước.

Theo đại biểu Lã Thanh Tân, đây chính là đổi mới công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm quản lý nhà nước, vừa khơi thông nguồn lực để phát triển; quyết tâm từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm” và phòng chống lãng phí trong công tác xây dựng pháp luật. Quan trọng hơn, điều này cho thấy việc cắt giảm điều kiện kinh doanh có thể thực hiện được.

Để chuẩn bị cho giai đoạn 2025 - 2030, Văn phòng Chính phủ đang xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt Chương trình cắt giảm giấy phép và đổi mới hoạt động cấp phép tại bộ, ngành, địa phương giai đoạn này.

Dự thảo Nghị quyết đặt ra 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: thực hiện cắt giảm giấy phép, đơn giản hoá thủ tục cấp phép dựa trên công nghệ số, dữ liệu số; rà soát, cắt giảm ngành nghề đầu tư, kinh doanh số có điều kiện và điều kiện đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh phân cấp trong thực hiện thủ tục hành chính; chuyển giao một số hoạt động hoặc thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm và đổi mới việc thực hiện hoạt động cấp phép.

Trong đó, đối với nhiệm vụ rà soát, cắt giảm ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư, kinh doanh, đặt mục tiêu đến năm 2026, sửa đổi hoặc bãi bỏ 100% các điều kiện đầu tư, kinh doanh quy định chung chung, không rõ ràng, thiếu cụ thể. Hàng năm, rà soát, bãi bỏ tối thiểu 5% điều kiện đầu tư, kinh doanh không hợp pháp hoặc không còn phù hợp thực tiễn hoặc can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có thể thay thế bằng biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn, bảo đảm đến năm 2030 bãi bỏ tối thiểu 30% điều kiện đầu tư, kinh doanh so với năm 2024. Đến năm 2030, bãi bỏ hoặc thu hẹp phạm vi của các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện tối thiểu 20% so với năm 2024.

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, dự thảo đã đề ra các mục tiêu rất cụ thể, rõ ràng, thể hiện tinh thần quyết liệt trong hoạt động cải cách và thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao Nghị quyết và kì vọng những tác động tích cực của Nghị quyết vào môi trường đầu tư kinh doanh trong thời gian tới, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.

Đỗ Kiều-Link gốc