• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.243,53 +8,83/+0,72%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 1:15:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.243,53   +8,83/+0,72%  |   HNX-INDEX   223,05   +0,80/+0,36%  |   UPCOM-INDEX   91,97   +0,15/+0,17%  |   VN30   1.301,44   +9,50/+0,74%  |   HNX30   475,34   +3,60/+0,76%
26 Tháng Mười Một 2024 1:22:50 CH - Mở cửa
Khởi công dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu cuối tháng 7/2024
Nguồn tin: Vneconomy | 18/07/2024 12:20:02 CH

Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh – An Hữu qua địa phận tỉnh Tiền Giang hiện đang trong quá trình mời thầu gói thầu thi công và dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào cuối tháng 7 này...

Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào cuối tháng 7/2024.

Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh – An Hữu có tổng chiều dài khoảng 11,43 km; trong đó khoảng 3,81 km đi qua địa phận tỉnh Đồng Tháp và 7,62 km qua tỉnh Tiền Giang, do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư.

Dự án có điểm đầu giao với dự án thành phần 1 cũng thuộc cao tốc Cao Lãnh – An Hữu tại Km16 tại xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và điểm cuối giao với dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại lý trình Km98+950 cách nút giao An Thái Trung khoảng 1,8 km thuộc xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. 

Ở giai đoạn 1, dự án có quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, mỗi làn xe rộng 3,5 m với chiều rộng nền đường 17 m, vận tốc khai thác 80 km/h; giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe cao tốc, mỗi làn xe rộng 3,75 m với chiều rộng nền đường là 24,75 m, vận tốc khai thác 100 km/h. Dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, có tổng mức đầu tư khoảng 3.856 tỷ đồng; trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 1.255 tỷ đồng. Thời gian triển khai từ năm 2022 - 2027.

Tổng diện tích thu hồi hơn 83 ha với 665 hộ thuộc 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang (Đồng Tháp 188 hộ, Tiền Giang 477 hộ). Đến nay, phía tỉnh Đồng Tháp có 168 hộ đã nhận tiền, còn 20 hộ dân chưa nhận tiền; phía Tiền Giang đã chi trả cho 476 hộ, còn lại 1 hộ chưa nhận tiền, đạt 99,9%.

Báo cáo tại hội nghị sơ kết triển khai thực hiện dự án thành phần 2 thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1, ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở Giao thông vcận tải Tiền Giang cho biết về công tác lựa chọn nhà thầu: Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang hiện đã hoàn thành các gói thầu tư vấn và hiện đang mời thầu gói thầu thi công xây dựng. Ngày 22/7 sẽ mở thầu gói thầu thi công xây dựng và dự kiến sẽ khởi công vào cuối tháng 7/2024.

Về vật liệu san lấp, Sở Giao thông vận tải cho hay tổng nhu cầu cát đắp nền và gia tải cho dự án thành phần 2 vào khoảng 0,95 triệu m3, và hiện Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã thống nhất cung cấp 300.000 m3 cát để thi công (đoạn thuộc địa bàn tỉnh Đồng Tháp). Phần khối lượng cát đắp còn lại khoảng 650.000 m3 dự kiến sử dụng nguồn cát từ các mỏ trên địa bàn huyện Cái Bè.

Vật liêu cát san lấp cho dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đã cơ bản đáp ứng đủ.

Để dự án triển khai đúng tiến độ theo kế hoạch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Trần Văn Dũng yêu cầu Uỷ ban nhân dân huyện Cái Bè tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân sớm bàn giao mặt bằng cho dự án; đồng thời khẩn trương đôn đốc xét thầu và yêu cầu nhà thầu khẩn trương triển khai mặt bằng khu tái định cư và sớm hoàn thành để người dân đến đây sinh sống. Người đứng đầu chính quyền tỉnh Tiền Giang cũng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh Tiền Giang trong công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua tỉnh Đồng Tháp.

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh – An Hữu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 769/QĐ-TTg ngày 24/6/2022, là tuyến cao tốc trục ngang thứ hai (cùng với tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng), có tổng chiều dài 27 km đi qua địa phận hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang; trong đó có 16 km đi qua Đồng Tháp, do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp làm cơ quan nhà nước thẩm quyền đầu tư.

Đây là dự án sử dụng ngân sách đầu tư công từ nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết 93/2023/QH15 về phân bổ vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của Quốc hội. Vì là dự án sử dụng nguồn vốn thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội nên tỉnh Đồng Tháp được áp dụng cơ chế đặc thù trong cung ứng vật liệu theo các nghị quyết của Quốc hội; trong đó có việc phân bổ, điều tiết nguồn vật liệu cát phục vụ san lấp cho dự án.

Theo ước tính của liên bộ Giao thông vận tải và Tài nguyên và Môi trường, tổng khối lượng cát san lấp, đắp đường cho toàn dự án vào khoảng 3,6 triệu m3 cát. Tỉnh Đồng Tháp có 3 mỏ cát được đưa vào khai thác phục vụ dự án, nằm tại các huyện Cao Lãnh, Lấp Vò, Hồng Ngự và Châu Thành. Tuy nhiên, theo tính toán, những mỏ cát này chỉ đáp ứng được khoảng 2,830 triệu m3 cát. Nguồn cát thiếu hụt cho dự án vào khoảng 779.000 m3.

Thiên Ân-Link gốc