• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.247,52 -2,03/-0,16%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:55:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.247,52   -2,03/-0,16%  |   HNX-INDEX   222,17   +0,48/+0,22%  |   UPCOM-INDEX   92,73   -0,07/-0,08%  |   VN30   1.315,94   -1,01/-0,08%  |   HNX30   461,72   +1,47/+0,32%
21 Tháng Giêng 2025 1:01:21 CH - Mở cửa
Hàng Việt tận dụng lợi thế riêng để ‘chiến’ với hàng nhập giá rẻ
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 21/01/2025 9:43:56 SA

Khi “bóng ma” hàng nhập giá rẻ có thể sẽ tiếp tục là nỗi ám ảnh đối với hàng Việt trong năm 2025 này, để thắng thế cạnh tranh trên “sân nhà” đang đòi hỏi các doanh nghiệp nội địa cần tận dụng những lợi thế riêng và rút ra những bài học quan trọng. Nhất là tập trung vào những sản phẩm địa phương, tạo khác biệt về chất lượng, linh hoạt phương thức bán hàng, củng cố sự hiện diện trên môi trường trực tuyến.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cho biết các doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang lo ngại về sức cạnh tranh của hàng nhập giá rẻ từ Trung Quốc trên thị trường “sân nhà”.

Cạnh tranh bằng lợi thế địa phương

Theo bà Hạnh, điều này không riêng gì Việt Nam, kể cả ở Mỹ hay EU cũng phải đối mặt do sản lượng sản xuất dư thừa từ Trung Quốc. Những thương hiệu bán lẻ lớn như Amazon ở Mỹ cũng đang gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc. Để ứng phó, Amazon đã phải mở ra một công ty bán hàng giá rẻ để cạnh tranh với hàng Trung Quốc.

Các doanh nghiệp, HTX cần tận dụng lợi thế địa phương, nên tập trung vào sản phẩm địa phương, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, thực phẩm, vì đây là lĩnh vực mà hàng Trung Quốc khó có thể cạnh tranh.

​​Trong khuôn khổ “VietNam Marketing Summit 2025 – Chương trình Xúc tiến Thương mại – Phiên chợ sản phẩm OCOP – Đặc sản địa phương diễn ra mới đây tại Tp.HCM,  bà Vũ Kim Hạnh lưu ý mặc dù hàng Trung Quốc có giá rẻ, nhưng chất lượng đang có những bước tiến rõ rệt và không thể coi là kém chất lượng. Đây là một trong những yếu tố giúp cho hàng hóa nước này tràn ngập thị trường ở Việt Nam

Chính vì vậy, vị Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao chỉ rõ việc tìm kiếm các giải pháp để tồn tại và phát triển trong bối cảnh này là rất quan trọng với các DN Việt. Họ cần nỗ lực duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm, vì dù giá rẻ, khách hàng vẫn coi trọng chất lượng. Điều này đòi hỏi các DN phải tìm cách giảm chi phí quản lý, nguyên liệu và logistics.

Bên cạnh đó, như lời khuyên của bà Hạnh, các DN Việt cần tận dụng lợi thế địa phương, nên tập trung vào sản phẩm địa phương, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, thực phẩm, vì đây là lĩnh vực mà hàng Trung Quốc khó có thể cạnh tranh. Cùng với đó là không ngừng sáng tạo và đa dạng hóa sản phẩm để tạo ra sự khác biệt so với hàng Trung Quốc.

Chẳng hạn như sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cần tận dụng lợi thế địa phương của mình để cạnh tranh với hàng nhập giá rẻ từ Trung Quốc. 

Ông Lê Viết Bình, Phó chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT, Phụ trách khu vực phía Nam, cho biết tính đến cuối năm 2024 cả nước có trên 14.642 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (tăng 3.586 sản phẩm so với năm 2023) trong đó 73,2% sản phẩm 3 sao, 23,5% sản phẩm 4 sao, 51 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao có 8.086 chủ thể OCOP, trong đó có 32,7% là hợp tác xã (HTX), 24,1% là DN nhỏ, 42,7% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.

Theo ông Bình, sản phẩm OCOP đã và đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường nội địa, được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn được nâng tầm giá trị, đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước.

Như chia sẻ của ông Bình, Việt Nam với 54 dân tộc anh em, là một kho tàng vô cùng quý báu và đa dạng các sản phẩm bản địa, các đặc sản vùng miền. Đó là vốn quý để nâng tầm những sản phẩm thông qua chương trình OCOP.

Để nâng cao giá trị sản phẩm OCOP và tạo sức cạnh tranh với hàng nhập giá rẻ, có thể kể thêm đến chương trình trao đổi Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Bà Trương Thị Bích Quân, đại diện chương trình này, cho biết đã tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, marketing nhằm giới thiệu và quảng bá các sản phẩm…giúp các DN nhỏ và cộng đồng địa phương phát triển các sản phẩm từ nguồn tài nguyên rừng, đồng thời quảng bá và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Những bài học quan trọng

Như chia sẻ của bà Quân, thời gian tới sẽ mở rộng chương trình ra các tỉnh, thành khác, tổ chức đang nỗ lực để tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho các DN nhỏ và cộng đồng địa phương.

Trong việc tận dụng lợi thế địa phương để cạnh tranh với hàng hóa từ Trung Quốc, cũng nên tham khảo cách làm của Thái Lan đối với những mặt hàng đặc sản của họ. 

Ông Watcharapong Radomsittipat, Chủ tịch Nhóm DN giao thương sản phẩm OTOP Thái Lan (Dự án hỗ trợ các HTX cộng đồng ở các đơn vị trực thuộc huyện trên khắp Thái Lan), cho rằng cách nhanh nhất để kiếm tiền và đến với người tiêu dùng là gắn OTOP với du lịch, có shop bán sản phẩm trong các sự kiện, hay lên tivi và kết nối với 17 chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Ngoài ra, theo ông Radomsittipat, Chính phủ Thái Lan đã có chính sách xây dựng làng OTOP du lịch. Hiện toàn Thái Lan có 680 làng làm du lịch OTOP. Chính phủ Thái Lan còn có những hỗ trợ về tài chính và đặc biệt là những trang bị kỹ thuật đòi hỏi chi phí cao. Đó là cách để giúp người nông dân tiết kiệm chi phí, để giá sản phẩm có thể cạnh tranh hơn.

Còn đứng ở góc độ của một HTX nông nghiệp có quy mô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để cạnh tranh với hàng nhập giá rẻ, bà Nguyễn Kim Ngoan, Giám đốc HTX Kim Ngoan (Hậu Giang), bày tỏ điều mong muốn là có kết nối với các nhà bán lẻ hiện đại để đưa các sản phẩm chế biến từ cá thát lát của HTX vào chuỗi siêu thị.

Bà Ngoan cho biết HTX đang suy nghĩ cách để đa dạng chế biến, cải thiện chất lượng và mẫu mã, bao bì để cho người tiêu dùng nội địa biết đến sản phẩm của HTX của nhiều hơn. Hơn nữa, chiến lược của HTX trong năm 2025 là thường xuyên tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại và đẩy mạnh sản phẩm lên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, facebook.

Bên cạnh đó, khi bàn về kinh nghiệm thực chiến xúc tiến thương mại đa kênh cho cho mặt hàng đặc sản để cạnh tranh trên “sân nhà”, ông Phạm Xuân Thành, Giám đốc Công ty Con Tôm Rừng cho hay, bản thân đã tham gia nhiều hình thức trực tiếp, trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), livestream (phát trực tiếp) với KOL (người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội),

Hiện nay, như chia sẻ của ông Thành, công ty đã có gần 10 sản phẩm từ con tôm rừng và đã đạt tiêu chuẩn OCOP, có mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc nhằm tạo được sự an tâm cho người tiêu dùng.

Quá trình của ông Thành đã trải qua và bán hàng qua các hình thức trực tiếp tại chỗ, bán qua sàn TMĐT, bán vào siêu thị. Tại đây, ông luôn tiếp xúc và lắng nghe khách hàng của mình để phát triển sản phẩm mới cũng như tìm kiếm khách hàng B2B (DN với DN).

Trong bán hàng theo hình thức TMĐT, theo chia sẻ của ông Phạm Xuân Thành, cần hiểu được thuật toán và cách vận hành của TMĐT, và phải đảm bảo khâu vận hành và nhân sự vận hành trong các nền tảng TMĐT.

Còn đứng ở góc độ là chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng và logistics, để tận dụng lợi thế riêng nhằm “chiến” với hàng nhập giá rẻ, Ts. Scott McDonald, chỉ rõ làn sóng nhập khẩu giá rẻ này mang đến những bài học quan trọng cho các bên liên quan tại Việt Nam. Đối với DN Việt, điều cần thiết là phải thực hiện chuyển đổi số và tạo ra sự khác biệt về chất lượng, thay vì chỉ cạnh tranh về giá. Các DN cần thích ứng với môi trường TMĐT đang thay đổi và củng cố sự hiện diện trực tuyến của mình.

Thế Vinh-Link gốc