• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.227,79 -13,65/-1,10%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:10:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.227,79   -13,65/-1,10%  |   HNX-INDEX   210,24   -4,76/-2,21%  |   UPCOM-INDEX   91,03   -0,73/-0,80%  |   VN30   1.310,76   -15,11/-1,14%  |   HNX30   412,58   -12,18/-2,87%
16 Tháng Tư 2025 12:52:43 SA - Mở cửa
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines tiếp tục giữ 'ngôi vương', thêm áp lực cạnh tranh
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 14/04/2025 4:45:29 CH

Do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nên, Philippines sẽ là quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2025, trong đó riêng gạo Việt Nam chiếm tới 80%, dự báo đạt khoảng 4,350 triệu tấn.

Các chuyên gia cho rằng, đây là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam, song các động thái chính sách mà Philippines thực hiện nhằm mục tiêu giảm giá bán lẻ gạo trên thị trường có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Dự báo năm 2025, nhu cầu tiêu thụ gạo nội địa của Philippines khoảng 17,8 triệu tấn. Song với nguồn vốn Chính phủ hỗ trợ và đầu tư nhiều hơn cho nông dân, sản xuất lúa nội địa của Philippines đặt mục tiêu đạt 20,46 triệu tấn trong năm 2025. Nhưng dù đạt được mục tiêu đề ra thì mức tăng khiêm tốn này không thể giúp Philippines thoát khỏi tình trạng thiếu hụt và phải phụ thuộc vào nhập khẩu gạo.

Trong những năm qua, Philippines nhập khẩu gạo chủ yếu từ Việt Nam, với thị phần chiếm khoảng từ 80% đến 85%. Năm 2025 dự báo đạt khoảng 4,350 triệu tấn.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, trong những năm qua, Philippines nhập khẩu gạo chủ yếu từ Việt Nam, với thị phần chiếm khoảng từ 80% đến 85%, từ Thái Lan khoảng 10%, phần còn lại được nhập khẩu từ các nước Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nhật Bản và quốc gia khác.

Chính phủ Philippines thời gian qua cũng đang nỗ lực tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo và loại gạo nhập khẩu, thậm chí cả việc ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại gạo với Campuchia, mặc dù thỏa thuận này sẽ không mang lại nhiều hiệu quả.

Ông Phùng Văn Thành, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Philippines, nhận định Philippines là thị trường truyền thống đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trong những năm qua lượng gạo và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines luôn chiếm trên 40% đến gần 45% về lượng và kim ngạch trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Kể từ năm 2022, gạo của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Philippine hàng năm luôn đạt trên 3 - 4 triệu tấn. Cụ thể, năm 2022 đạt 3,214 triệu tấn, năm 2023 đạt 3,150 triệu tấn, năm 2024 đạt khoảng 4,150 triệu tấn, năm 2025 dự báo đạt khoảng 4,350 triệu tấn.

“Mặc dù, Philippines đã và đang nỗ lực trong việc tìm kiếm đa dạng hóa nguồn cung, nhưng gạo của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đứng vững tại thị trường Philippines, do gạo của Việt Nam có thế mạnh riêng, có khả năng cạnh tranh tại thị trường”, ông Thành nhận định.

Cụ thể, gạo Việt Nam có phẩm cấp, chất lượng, giá cả phù hợp nên có tính cạnh tranh, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Philippines, đặc biệt là tầng lớp đông đảo dân cư có thu nhập trung bình và thấp.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có quan hệ bạn hàng lâu năm với các nhà nhập khẩu gạo của Philippines, đã tạo được uy tín, lòng tin trong xuất khẩu gạo với các bạn hàng Philippines.

Nhằm kiểm soát và hướng tới mục tiêu giảm giá bán lẻ gạo, tháng 2/2025 vừa qua xuất phát từ diễn biến giá gạo trên thị trường và trên cơ sở đề xuất của Hội đồng điều phối giá quốc gia, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp của nước này đã ra tuyên bố tình trạng an ninh lương thực khẩn cấp đối với mặt hàng gạo. Tuyên bố này cho phép Cơ quan lương thực quốc gia thực hiện vai trò điều phối ổn định thị trường bán lẻ gạo thông qua việc mở bán gạo từ các kho dự trữ quốc gia ra thị trường theo mức trợ giá của Chính phủ.

Đồng thời, Chính phủ Philippines cũng yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ tình trạng giá bán lẻ gạo trên thị trường tăng cao, đặc biệt là việc điều tra xác định có hay không hành vi cấu kết, móc ngoặc thao túng thị trường gạo của một số doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu gạo.

Từ những động thái trên, ông Thành cho rằng năm 2025, nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines vẫn ở mức cao, dự báo ở mức khoảng từ 4,92 triệu tấn, thậm chí trên 5 triệu tấn, và gạo Việt Nam vẫn sẽ là nguồn nhập khẩu chính của Philippines.

Các động thái chính sách mà Philippines thực hiện nhằm mục tiêu giảm giá bán lẻ gạo trên thị trường, có thể gây tâm lý bất an hoặc dẫn tới mức lợi nhuận không được như kỳ vọng cho các nhà nhập khẩu gạo của Philippines, vì vậy, có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam.

Vì vậy, theo Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Philippines, thị trường Philippines trong năm 2025 và các năm tiếp theo vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng cho Việt Nam. Đồng thời, so với các quốc gia xuất khẩu gạo khác như Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Nhật Bản… thì gạo Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định tại thị trường Philippines. Và dù muốn hay không, trong thời gian tới, Philippines vẫn phụ thuộc vào nguồn cung gạo của Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng Philippines sẽ tìm được những nguồn cung gạo mới nhằm giảm phụ thuộc vào bên cung ứng gạo duy nhất là Việt Nam. “Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đa dạng các mặt hàng gạo xuất khẩu, không quá tập trung vào các sản phẩm gạo có chất lượng cao phục vụ cho người có thu nhập cao, mà cần khai thác tiềm năng của các loại gạo chất lượng trung bình, chất lượng thấp hơn để phục vụ cho một số lượng lớn người dân có thu nhập trung bình và thấp, duy trì đảm bảo vị thế xuất khẩu gạo của Việt Nam tại Philippines”, ông Thành lưu ý.

Hồng Hương-Link gốc