• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.315,15 +18,86/+1,45%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:10:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.315,15   +18,86/+1,45%  |   HNX-INDEX   217,70   +0,46/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   95,69   -0,02/-0,02%  |   VN30   1.407,52   +27,77/+2,01%  |   HNX30   432,81   +1,06/+0,25%
20 Tháng Năm 2025 9:49:32 CH - Mở cửa
Ngân hàng dồn sức tăng vốn, nguồn lực dài hạn cho thời kỳ bùng nổ đầu tư
Nguồn tin: VietNam Finance | 20/05/2025 3:55:21 CH

Nhiều ngân hàng nỗ lực tăng vốn điều lệ. Đây là yêu cầu tất yếu mà còn là chiến lược phát triển bền vững, thước đo về năng lực quản trị của ngân hàng.

Ngân hàng đẩy mạnh tăng vốn

Nhiều ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ thông qua hình thức phát hành cổ phiếu trả cổ tức, phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chương trình lựa chọn (ESOP).

NHNN vừa phê duyệt đề xuất tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) thêm 7.500 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ cổ phiếu cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của NCB tăng từ 11.780 tỷ đồng lên 19.280 tỷ đồng.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng mới được NHNN chấp thuận tăng vốn thêm gần 6.700 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Sau phát hành, vốn điều lệ của ACB tăng từ 44.667 tỷ đồng lên tối đa 51.367 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng được NHNN chấp thuận cho tăng vốn thêm gần 4.300 tỷ đồng, thông qua phương án phát hành gần 417,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ 14%. Ngoài ra, VIB cũng phát hành 7,8 triệu cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên. Sau khi hoàn thành, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng từ hơn 29.791 tỷ đồng lên hơn 34.040 tỷ đồng.

Tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) mới đây, hàng loạt nhà băng đã được cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ.

Tại ĐHĐCĐ vừa qua, cổ đông BIDV thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 70.213,6 tỷ đồng lên 91.869,7 tỷ đồng, tăng 30,8% so với thời điểm cuối quý I/2025.

Nam A Bank đã trình ĐHĐCĐ thường niên 2025 thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2025 thêm hơn 4.281 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu theo ESOP. Sau khi hoàn thành, vốn điều lệ của Nam A Bank sẽ tăng từ 13.736 tỷ đồng lên 18.007 tỷ đồng.

Năm 2025, Vietbank dự kiến tăng thêm 3.780 tỷ đồng vốn điều lệ thông qua 2 đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Theo đó, vốn điều lệ của Vietbank có thể tăng từ 7.139 tỷ đồng lên gần 10.920 tỷ đồng.

Nhiều nhà băng khác cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm nay.

MSB dự kiến phát hành thêm tối đa 520 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để chia cổ tức. Nếu thành công, vốn điều lệ của MSB sẽ tăng từ mức 26.000 tỷ đồng lên 31.200 tỷ đồng.

OCB dự kiến tăng vốn điều lệ lên 26.631 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 8%. SHB dự định tăng vốn thêm khoảng 5.300 tỷ đồng trả cổ tức bằng cổ phiếu. TPBank có kế hoạch tăng tối đa 1.320,9 tỷ đồng, đưa vốn điều lệ đạt hơn 27.740 tỷ đồng.

Tính đến đầu năm nay, tổng vốn điều lệ của 28 ngân hàng thương mại trong nước đạt trên 823.500 tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2023. Đáng chú ý, số lượng ngân hàng có vốn điều lệ trên 1 tỷ USD đã tăng từ 12 lên 15.

Trong đó, nhóm ngân hàng tư nhân ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ. Đặc biệt, vốn điều lệ của Techcombank đã tăng mạnh từ 35.225 tỷ đồng lên 70.658 tỷ đồng, giúp nhà băng này vươn lên vị trí thứ 2. Còn VPBank vẫn duy trì vị trí số 1 về quy mô vốn điều lệ toàn ngành ngân hàng, đạt 79.339 tỷ đồng.

Một số ngân hàng tư nhân khác cũng ghi nhận sự gia tăng vốn điều lệ đáng kể trong năm qua, như MB (53.063 tỷ đồng, tăng 2%), SHB (38.073 tỷ đồng, tăng 1%), ACB (44.666 tỷ đồng, tăng 15%), HDBank (35.101 tỷ đồng, tăng 21%).

Với các ngân hàng quốc doanh, dù dư nợ cho vay chiếm khoảng 50% toàn thị trường nhưng quy mô về vốn điều lệ vẫn đứng sau một số ngân hàng tư nhân.

Trong năm vừa qua, BIDV xếp thứ ba với 68.975 tỷ đồng, tăng 21%; Agribank đạt 51.616 tỷ đồng, tăng 25%; Vietcombank và VietinBank giữ nguyên mức vốn điều lệ lần lượt là 55.891 tỷ đồng và 53.670 tỷ đồng.

Tăng vốn là yêu cầu tất yếu

Vốn điều lệ đóng vai trò như một “bộ đệm”, đem lại nguồn lực cần thiết cho các ngân hàng.

Sự gia tăng cạnh tranh trong ngành ngân hàng, đặc biệt trên ba lĩnh vực then chốt (gồm chuyển đổi số, dịch vụ tài chính tích hợp và tài chính xanh), đòi hỏi các ngân hàng phải có nguồn vốn lớn cho các khoản đầu tư dài hạn.

Vì vậy, việc tăng vốn không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là chiến lược phát triển bền vững, đồng thời là thước đo về năng lực chiến lược quản trị của mỗi ngân hàng.

Nhiều nhà băng cho biết việc tăng vốn là cần thiết nhằm bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ hoạt động tín dụng, đầu tư trái phiếu chính phủ, đồng thời tăng cường nguồn lực cho các dự án chiến lược, bao gồm nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh chuyển đổi số.

Để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng dự kiến cung ứng nguồn vốn tín dụng tăng 16%. Các nhà băng đang đẩy mạnh vốn cho sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực tăng trưởng theo chỉ đạo của Chính phủ.

Các ngân hàng đang trong xu hướng nâng cấp tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo Basel III nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và một trong những yêu cầu quan trọng là đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. Một trong những yêu cầu quan trọng của Basel III đối với hệ số an toàn vốn (CAR) vốn cấp 1 là đạt tối thiểu 6%.

Theo thống kê của MBS Research, đã có hơn 20 ngân hàng niêm yết đã đáp ứng và áp dụng yêu cầu về CAR theo tiêu chuẩn.

Việc NHNN dự kiến ban hành quy định mới về CAR theo lộ trình lên 10,5% đòi hỏi các nhà băng phải chuẩn bị trước nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu này.

Về cách thức tăng vốn, nhìn vào kế hoạch của các ngân hàng có thể thấy tăng vốn từ lợi nhuận giữ lại hoặc phát hành chứng khoán được dự đoán sẽ tiếp tục là cách thức phổ biến trong năm nay.

Theo chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc tăng vốn bằng nguồn lợi nhuận giữ lại là giải pháp hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Cùng với đó, các ngân hàng cũng nên đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu mới, đồng thời củng cố năng lực tài chính bằng việc phát hành trái phiếu dài hạn.

Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt giúp các ngân hàng tích lũy vốn tự có, cải thiện tỷ lệ CAR và tăng khả năng mở rộng tín dụng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận nhu cầu tăng vốn điều lệ của các ngân hàng xuất phát từ việc gia tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro, gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ... và đặc biệt là cải thiện hệ CAR. Dự báo năm nay là năm đầy thách thức cho ngành ngân hàng khi rủi ro nợ xấu có xu hướng gia tăng.

Minh Dũng-Link gốc