VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97% |
HNX-INDEX 221,76 +0,47/+0,21% |
UPCOM-INDEX 91,50 +0,41/+0,45% |
VN30 1.286,67 +14,94/+1,17% |
HNX30 469,81 +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 1:43:07 SA - Mở cửa
Tóm tắt:
|
TÓM TẮT
-
Kinh tế thế giới tăng trưởng khả quan trong Quý 3. Nền kinh tế Mỹ tiếp tục cải thiện rõ rệt, do đó Fed bắt đầu giảm lượng tài sản nắm giữ vào quý tới và để ngỏ khả năng tăng lãi suất một lần nữa vào cuối năm nay. Các nước EU cũng phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng khá đồng đều khi các rủi ro địa chính trị đang lắng xuống, trong khi nền kinh tế Anh tiếp tục gặp khó khăn trước tác động của tiến trình Brexit. Tại châu Á, kinh tế Nhật Bản giữ vững tăng trưởng, tuy nhiên phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung lao động. Kinh tế Trung Quốc mặc dù tiếp tục tăng trưởng mạnh nhưng đứng trước lo ngại ngày một lớn rủi ro về nợ. Các nước ASEAN duy trì tăng trưởng khả quan, trong khi kinh tế Ấn Độ vẫn giảm tốc.
-
Trong nước, tăng trưởng kinh tế được báo cáo cao bất thường, đạt mức 7,46% (yoy) trong Quý 3, cao nhất trong vòng 07 năm qua. Tính chung chín tháng đầu năm, tăng trưởng đạt 6,41% (yoy). Trong đó, khu vực nông nghiệp và dịch vụ đều có sự cải thiện so với cùng kỳ các năm trước. Ngoại trừ khai khoáng, các ngành công nghiệp – xây dựng đều tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (12,77%, yoy). Các chỉ báo sản xuất công nghiệp khác đều diễn biến tích cực trong quý. Chỉ số hoạt động kinh tế VEPI cũng cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế trong Quý 3, đạt 6,56%, tuy thấp nhưng ổn định hơn so với mức tăng trưởng GDP do TCTK công bố.
-
Điều đáng chú ý là quy mô việc làm tạo mới và tăng trưởng lao động trong ngành công nghiệp đều giảm, đặc biệt đối với khu vực kinh tế trong nước, cho thấy thành tựu tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI.
-
Lạm phát tăng trở lại trong Quý 3, đạt mức 3,4% (yoy) trong tháng Chín, chủ yếu do sự phục hồi của giá nhóm hàng thực phẩm và các đợt điều chỉnh giá nhóm hàng dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế và xăng dầu trong quý.
-
Cán cân thương mại thặng dư nhẹ trong Quý 3 sau ba quý liên tục thâm hụt với tăng trưởng cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đạt trên 21%. Tính chung chín tháng đầu năm, thâm hụt thương mại giảm còn 0,5 tỷ USD, trong đó, nhập siêu lớn của khu vực kinh tế trong nước (18,1 tỷ USD) được bù đắp nhờ lượng xuất siêu lớn của khu vực FDI (17,6 tỷ USD), cho thấy thành tích xuất khẩu chủ yếu thuộc về khu vực FDI.
-
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác tạo ra nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, do dẫn đầu về lượng vốn FDI. Trong khi đó, nhập siêu từ Trung Quốc giảm xuống đứng thứ hai, đồng thời nước này đang là thị trường nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đối với Việt Nam. Việc tập trung vào thị trường này có thể mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc cải thiện thương mại và tăng trưởng.
-
Bội chi ngân sách thấp, song tiến độ thu, chi đều chậm. Về cơ cấu tổng chi, chi đầu tư phát triển vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với chi thường xuyên và chi trả lãi và nợ gốc.
-
Tiêu dùng tiếp tục cải thiện, tăng 10,5% (yoy) trong Quý 3. Lượng khách du lịch tăng mạnh đã góp phần vào mức tăng trưởng cao trong doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ du lịch lữ hành.
-
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trưởng mạnh (16,8%, yoy), đặc biệt là dòng vốn FDI (27,7%, yoy). Quá trình giải ngân vốn đầu tư công còn chậm nhưng tình hình khá hơn đối với dòng vốn FDI.
-
Trong khi lãi suất huy động duy trì ổn định, mặt bằng lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm trong quý. Tín dụng tăng trưởng 11,02% tính từ đầu năm, đã vượt mức tăng trưởng tiền gửi, nhưng vẫn cách xa mức mục tiêu 21% đề ra. Thanh khoản ngân hàng vẫn dồi dào, thể hiện ở đà giảm mạnh của lãi suất liên ngân hàng.
-
Thị trường ngoại hối và thị trường vàng tiếp tục duy trì sự ổn định danh nghĩa trong quý.
-
Thị trường căn hộ tương đối trầm lặng tại Hà Nội, trong khi diễn biến sôi động tại thành phố Hồ Chí Minh.
|
|
|
|
|
|