Giá mục tiêu: 38.141 đồng/cp
CẬP NHẬT KQKD Q1
DCM ghi nhận KQKD Q1 tích cực so với cùng kỳ với Doanh thu và LNST lần lượt đạt 3.407 tỷ đồng (+24% YoY) và 412 tỷ đồng (+18% YoY). Doanh thu tăng trưởng chủ yếu nhờ hai yếu tố: (1) DCM tận dụng hiệu quả đà tăng mạnh của giá phân bón urê thế giới, với giá xuất khẩu tăng 6% YoY và sản lượng urê xuất khẩu tăng 14%, trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa giảm 26% YoY. Giá urê nội địa tăng nhẹ 3% YoY, thấp hơn mức tăng của giá thế giới; (2) Sản lượng NPK tăng mạnh 317% YoY, trong bối cảnh giá bán NPK cũng tăng 93% YoY. Cùng kỳ năm trước, sản lượng NPK chưa ghi nhận đóng góp từ KVF. Tuy nhiên LNST lại ghi nhận mức tăng trưởng thấp hơn do: (1) Tuy nhiên do giá phân đơn Kali và DAP cũng tăng mạnh tương ứng nên BLNG mảng NPK giảm 13 dpt so với cùng kỳ. (2) BLNG mảng ure chỉ tăng 6 dpt so với cùng kỳ do giá khí đầu vào giảm trong bối cảnh giá dầu brent giảm 8% YoY nhưng giá dầu nhiên liệu tăng 7% YoY. (3) Ngoài ra chi phí tài chính đạt 19 tỷ, tăng 36% YoY do chi phí lãi vay tăng 148% YoY và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 50% YoY, đạt 172 tỷ đồng.
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
• Giá khí đầu vào năm 2025 được dự báo giảm dựa trên triển vọng giá dầu được các tổ chức Thế giới dự báo giảm.
• Tác động của chính sách thuế quan của Mỹ sẽ khiến chi phí sản xuất phân bón tăng, đẩy giá urê toàn cầu tăng nhẹ. • Dự báo giá phân Urê toàn cầu sẽ tăng khoảng 4%. Giá phân Urê trong nước được kỳ vọng sẽ tăng theo xu hướng tăng trưởng của giá Urê thế giới, tuy nhiên mức tăng trong nước dự kiến sẽ thấp hơn, đồng thời thu hẹp dần khoảng cách so với giá phân Urê toàn cầu.
• Nhu cầu tiêu thụ phân bón Thế giới 2025 được dự báo tăng 2%, nhu cầu tiêu thụ phân bón urê trong nước tăng 3% so với mức tiêu thụ trong năm 2024. Chúng tôi dự báo DT và LNST năm 2025 đạt 14.499 tỷ đồng (+8% YoY) và 1.409 tỷ đồng (+5% YoY) dựa trên kịch bản giá dầu Brent và giá dầu FO năm 2025 ở mức 65 USD/thùng (-20% YoY) và 412 USD/thùng (-10% YoY).
|