• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
21 Tháng Mười 2024 8:33:50 SA - Mở cửa
[Cổ phiếu nổi bật tuần] HAH – Tăng đột biến sau ngày nộp tiền thực hiện quyền mua cổ phiếu
Nguồn tin: BizLive | 18/06/2018 8:24:45 SA
Ngày 14/6 là ngày cuối cùng để cổ đông của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) thực hiện nộp tiền để thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm theo tỷ lệ 2:1 với giá 14.000 đồng. Do giá của HAH cũng chỉ dao động quanh mức trên, nên phần lớn nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ không thực hiện quyền trên.
 
Nhưng phần nào nhà đầu tư cũng tiếc nuối khi ngay phiên sau đó, HAH bật tăng gần 7% vươn lên mức 15.300 đồng/cổ phiếu.
 
Diễn biến giao dịch của HAH trong thời gian gần đây
 
Liên tục đi xuống trong hơn 2 năm trở lại đây, HAH đã rơi dưới cả giá chào sàn năm 2015. Có thời điểm, cổ phiếu này chỉ còn được giao dịch ở mức 13.500 đồng, mất hơn 50% so với thời kỳ "huy hoàng" khi mới lên sàn. Trong vòng một năm trở lại đây, HAH cũng mất tới gần 30% .
 
Tuy vậy, nguyên nhân lại không đến từ kết quả kinh doanh mà phần lớn đến từ hoạt động thoái vốn của cổ đông lớn. Cụ thể, đầu năm 2016, cổ đông lớn nhất là CTCP Transimex vẫn đang nắm giữ hơn 24,5% cổ phiếu của HAH, nhưng tổ chức này liên tục bán ra mạnh bằng cả những giao dịch thỏa thuận và trược tiếp bán qua sàn.
 
Tới thời điểm hiện tại, cổ đông này chỉ còn nắm giữ hơn 8% lượng cổ phiếu của HAH. Cùng với đó, một số các quỹ ngoại lớn khác cũng tiến hành bán ra mạnh trong thời gian vừa qua đã đẩy HAH càng thêm tiêu cực.
 
Tuy vậy, đột biến diễn ra trong tuần vừa qua, cổ phiếu này bất ngờ phục hồi mạnh khi đạt mức sinh lời hơn 9% và chốt tuần ở mức 15.300 đồng/cổ phiếu. Nhưng điểm đặc biệt là sự kiện này diễn ra chỉ sau một ngày HAH kết thúc đợt nộp tiền quyền phát hành thêm.
 
Trước đó, đầu tháng 5/2018, HAH đã tiến hành chốt quyền chia cổ tức bằng tiền 10%, đồng thời tiền hành phát hành thêm theo tỷ lệ 2:1 với giá 14.000 đồng/cổ phiếu. Suốt thời gian sau đó, đường giá chỉ dao động quanh vùng này. Thông thường, phần lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ không thực hiện quyền mua cổ phiếu trên.
 
Như vậy, nhiều khả năng đợt phát hành trên sẽ không thành công. Và phần còn lại của cổ phiếu phát hành thêm sẽ được phân phối theo cách khác mà công ty quyết định. Với mức giá hiện tại, có thể thấy HAH đang được định giá ở mức tương đối thấp khi P/E chỉ ở mức 4,1 lần. Vốn hóa của cả công ty chỉ ở mức 778 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế năm 2017 là 147 tỷ đồng. 
 
 
Cơ cấu cổ đông của HAH  
 
Hiện tại, cấu cổ đông của HAH khá phân tán khi không có cá nhân hay tổ chức nào nắm trên 10% vốn. Trong đó, cổ đông lớn nhất là Samarang Ucits - Samarang Asian Prosperity cũng chỉ nắm giữ gần 5 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 9,8%. Đứng thứ 2, là công ty CTCP Đầu tư và Vận tải Hải Hà nắm giữ gần 4,6%, tương ứng tỷ lệ nắm giữ 9%.
 
Khai thác cảng biển đối mặt nhiều khó khăn
 
HAH hoạt động với 2 mảng kinh doanh chính là khai thác cảng và vận tải biển. Giai đoạn 2014 – 2016, mảng khai thác cảng đóng vai trò chủ đạo khi chiếm tỷ trọng trung bình trên 60% tổng doanh thu. Tuy nhiên, tới năm 2017, mảng vận tại biển có những bước đột phá lớn khi chiếm tới 57% doanh thu.
 
 
Kết quả kinh doanh theo mảng của HAH.
 
Về mảng khai thác cảng biển, cảng Hải An không có vị trí thuận lợi như một số doanh nghiệp khai thác cảng khác trong khu vực Hải Phòng như Cảng Xanh VIP (VSC), cảng Tân Vũ (PHP) hay cảng Nam Đình Vũ (GMD) do vị trí của cảng nằm sau cầu Bạch Đằng.
 
Đặc biệt, trong thời gian tới cảng Hải Phòng sẽ có sự phân chia rõ rệt, khu ngoài cầu Bạch Đằng sẽ tập trung đón nhận các tàu có tải trọng lớn trên 10.000 DWT. Trong khi đó, khu trong cầu sẽ phải thay đổi công năng làm cảng trung chuyển hoặc cảng sông.
 
Hoạt động khai thác cảng của HAH cũng thể hiện điều này khi tỷ trọng hàng nội địa có xu hướng tăng lên. Con số này chỉ ở mức 34% trong năm 2015, thì năm 2016 đã lên tới 52% và năm 2017 là hơn 60%.
 
Cấu trúc hàng thay đổi khiến cho doanh thu từ mảng kinh doanh này không có sự tăng trưởng tương ứng với sản lượng do phí bốc xếp dỡ hàng nội địa thấp hơn hàng xuất nhập khẩu. Điều này cho thấy xu hướng tương lai của cảng Hải An sẽ chuyển sang làm cảng trung chuyển hoặc cảng sông với doanh thu từ bốc xếp hàng hóa nội địa là chủ yếu.
 
Về công suất, cảng Hải An có công suất thiết kế 250.000 TEU và có khả năng đón được tàu trọng tải 20.000 DWT. Từ năm 2013, sản lượng hàng thông qua cảng đã vượt qua công suất thiết kế.
 
Chuyển hướng sang hoạt động vận tải thủy nội địa
 
Để phát triển mạnh hơn mảng kinh doanh này, năm 2017, HAH đã đầu tư thêm 2 tàu vận tải container mới có sức chở trên 1.000 TEU, tải trọng trên 18.000 DWT là tàu “Haian Bell” và tàu “Haian Fair”. Tổng giá trị đầu tư là 236 tỷ, trong đó 50% được tài trợ bởi nguồn vốn vay ngân hàng, 50% là nguồn vốn tự có của công ty. Ước tính sản lượng vận tải của HAH tăng lên khoảng 32% và đạt 186.000 TEU trong năm 2018.
 
Như vậy, HAH hiện đang có 4 tàu hoạt động, trong đó, tuyến Hải Phòng – Cái Mép đang được khai thác một các khá hiệu quả với trung bình 4 chuyến/tuần. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong tuyến này là Công ty TNHH MTV Biển Đông với tàu khai thác trung bình chỉ 1 chuyến/tuần.
 
 
Thông số tàu của HAH  
 
Theo đánh giá của các nhà phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FTS), điều này có được là nhờ các yếu tố sau: (1) chi phí đầu tư mua tàu ban đầu thấp hơn một nửa so với các doanh nghiệp trong ngành; (2) HAH ký được hợp đồng với các khách hàng lớn, tỷ lệ lấp đầy hàng mỗi chuyến lên đến 90% từ cuối năm 2016 như Ajinomoto, Interfood, AGC, Acecook,… đảm bảo lượng hàng đều cho vận tải nội địa; Và (3) là đội tàu của HAH có trọng tải lớn hơn so với đối thủ là Công ty TNHH MTV Biển Đông chỉ với tàu BIENDONG TRADER có trọng tải 600 TEUs.
 
Ngoài ra, HAH đang tiến hành mở thêm một hoạt động kinh doanh mới là mảng kho bãi. Dự án kho bãi container tại KCN Nam Đình Vũ có tổng diện tích 154,075 m2, cách khu cảng container Lạch Huyện 10km và cách các cảng khác trong khu vực 1-5km.
 
Sau khi hoàn thành HAH sẽ tự phục vụ kho bãi cho hàng hóa thay vì thuê ngoài và tiết giảm chi phí doanh nghiệp. Dự kiến, dự án này sẽ đi vào hoạt động vào quý II/2018. Đầu ra của dự án được đảm bảo bởi chính lượng hàng thông qua cảng Hải An, hàng từ tàu nội địa Hải An và một số đối tác khác như Tân Cảng Sài Gòn. Trung bình mỗi năm, dự án sẽ đóng góp khoảng 17% vào tổng doanh thu của HAH.
 
MAI HƯƠNG

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.