• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,82 -5,50/-0,44%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,82   -5,50/-0,44%  |   HNX-INDEX   226,69   -0,17/-0,07%  |   UPCOM-INDEX   92,39   -0,01/-0,01%  |   VN30   1.301,95   -8,51/-0,65%  |   HNX30   486,55   -1,02/-0,21%
13 Tháng Mười Một 2024 6:56:50 SA - Mở cửa
MB, BIDV, Vietcombank và nhiều ngân hàng cảnh báo lừa đảo
Nguồn tin: Người đồng hành | 14/10/2019 8:49:24 SA
Mới đây, MB đã gửi tới khách hàng thông báo về việc cảnh giác trong các giao dịch ngân hàng. Đơn vị này khuyến cáo khách hàng không cung cấp tài khoản giao dịch online, mobile banking, mã OTP hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền theo yêu cầu từ người khác, bao gồm cả nhân viên ngân hàng.
 
Trước đó, BIDV cũng phát đi thông báo khuyến cáo khách hàng tuyệt đối cảnh giác và luôn xác minh mọi lời mời chào từ những người lạ, có nhiều dấu hiệu khả nghi. Các loại phí dịch vụ liên quan đến giao dịch đều được BIDV thu trực tiếp từ khách hàng và cung cấp chứng từ hợp lệ. Biểu phí dịch vụ được niêm yết công khai tại các điểm giao dịch và trang web chính thức của ngân hàng. Do đó, khách hàng không cần nộp bất cứ loại phí nào khi chưa kiểm tra tính phù hợp với biểu phí của BIDV và không chuyển tiền phí qua một tổ chức, cá nhân nào khác.
 
Theo BIDV, cùng với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, các hình thức lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao cũng có xu hướng gia tăng. Các đối tượng sử dụng các phương thức, lợi dụng uy tín của ngân hàng nhằm vào tâm lý của khách hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
 
Thời gian gần đây, một số đối tượng giả mạo là cán bộ của BIDV để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng. Thủ đoạn phổ biến là đối tượng lợi dụng những hình ảnh hội thảo, biển tên cán bộ giả mạo và các hoạt động chung có logo BIDV... liên hệ với khách hàng qua Zalo, Facebook… giả danh là cán bộ của ngân hàng. Khi khách hàng đã tin tưởng, đối tượng hứa hẹn có thể cho vay vốn với khoản vay không lớn (dưới 100 triệu đồng) và yêu cầu khách hàng nộp khoản tiền là "phí bảo hiểm rủi ro" 1-2 triệu đồng với mục đích chiếm đoạt số tiền trên.

 
Tình trạng lừa đảo lấy thông tin tài khoản ngân hàng đang phổ biến. Ảnh: NLĐ.
 
Vietcombank vừa qua cũng thông báo khách hàng cảnh giác về thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền. Một số phương thức lừa đảo mới mà tội phạm đang sử dụng như mạo danh nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên của các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến ngân hàng (đặc biệt là ví điện tử) yêu cầu khách hàng xác thực thông tin để nâng cấp dịch vụ, từ đó đánh cắp thông tin tài khoản của khách hàng, thực hiện hành vi rút tiền trái phép.
 
Người dùng ví điện tử khi đăng tải câu hỏi lên website/fanpage sẽ bị đối tượng lừa đảo mạo danh là nhân viên của ví rồi liên hệ, hỏi về vướng mắc khi sử dụng dịch vụ, sau đó yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng như 1 bước để khắc phục lỗi dịch vụ.
 
Đối tượng lừa đảo còn mạo danh là cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát thông báo khách hàng có liên quan đến vụ án buôn lậu, rửa tiền, mua bán ma túy để yêu cầu cung cấp các thông tin dịch vụ ngân hàng hoặc cài đặt dịch vụ theo yêu cầu của đối tượng lừa đảo...
 
Để đảm bảo an toàn cho tài khoản, Vietcombank đưa khuyến cáo khách hàng tuyệt đối giữ bí mật thông tin các dịch vụ ngân hàng điện tử như tên truy cập, mật khẩu, mã xác thực giao dịch một lần - OTP và các thông tin trên thẻ. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin trên cho bất kỳ ai thông qua bất kỳ phương thức giao tiếp nào (email, tin nhắn, trao đổi miệng...).
 
Với VPBank, đơn vị này khẳng định bất cứ ai yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP đều là lừa đảo. Theo ngân hàng, thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng là chiêu thức được tội phạm sử dụng nhiều nhất bởi nhiều khách hàng có tâm lý tin tưởng và không đề phòng từ phía ngân hàng. Sau đó, chúng sẽ yêu cầu khách cung cấp mã OTP, số chứng minh thư nhân dân để nhận số tiền trên hệ thống.
 
Ngoài ra, cũng với thủ đoạn giả mạo cơ quan chức năng, người thân, bạn bè khách hàng… các đối tượng lừa đảo sẽ đánh cắp thông tin và tiền trong tài khoản của khách. Một số khách đã bị kẻ gian lừa dẫn đến mất tài khoản Internet banking và mất tiền, dù VPBank luôn khuyến cáo không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả ngân hàng.
 
Giữa tháng 9, Agribank cũng có thông báo về việc liên tục xảy ra các vụ lừa đảo chiếm đoạt thông tin tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Trong đó các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều chiêu thức tinh vi khác nhau để trộm tiền của khách hàng. Để tránh bẫy của kẻ gian, Agribank khuyến nghị khách hàng đề cao cảnh giác, cẩn trọng khi thực hiện gaio dịch thẻ tại ATM, POS, giao dịch trực tuyến. Khách hàng cũng nên hạn chế sử dụng mạng WiFi công cộng tại quán café… để giao dịch trực tuyến. Khi có nghi ngờ về hành vi lừa đảo gian lận, ngay lập tức liên hệ và phối hợp cùng ngân hàng kịp thời xử lý, ngăn chặn.
 
Techcombank, BacABank, LienVietPostBank, OceanBank… từng đưa ra lời cảnh báo tới khách hàng về những thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản tương tự.
 
Lê Hải
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.