• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.234,70 +6,60/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.234,70   +6,60/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,25   +0,96/+0,43%  |   UPCOM-INDEX   91,82   +0,12/+0,13%  |   VN30   1.291,94   +5,87/+0,46%  |   HNX30   471,74   +3,77/+0,81%
26 Tháng Mười Một 2024 7:57:42 SA - Mở cửa
VIC: Lựa chọn của Vingroup
Nguồn tin: Người đồng hành | 04/12/2019 2:03:15 CH
5 năm trước, Vingroup (HoSE: VIC) khai trương chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart+ đầu tiên, đặt chân vào ngành bán lẻ Việt Nam, sau y tế - giáo dục, bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng.
 
Trong chiến lược mở rộng quy mô và số lượng, tập đoàn này đã mua lại nhiều đơn vị bán lẻ trên thị trường, khởi đầu là Ocean Mart (năm 2014), Maximart, sau đó là Fivimart, Shop&Go, Viễn thông A và gần đây nhất là Queensland Mart. Hệ thống của VinCommerce phủ đỏ tại các tỉnh thành, trong các con phố và các hệ thống trung tâm thương mại. Khởi điểm chỉ 7 siêu thị VinMart và 10 siêu thị VinMart+, đến tháng 11/2019, hệ thống bán lẻ này có độ phủ lớn nhất tại Việt Nam với 115 siêu thị VinMart và 2.438 cửa hàng Vinmart+ trên khắp các tỉnh thành.

 
Số lượng cửa hàng của các chuỗi Vincommerce.
 
Cùng sự phát triển của chuỗi VinMart và VinMart+, doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup liên tục tăng trưởng. Con số 9 tháng năm 2019 đã gấp 52 lần của năm 2014. Trong chiến lược phát triển hệ thống bán lẻ của mình, Vingroup dự kiến đến năm 2025 đạt hơn 300 siêu thị VinMart và gần 10.000 cửa hàng VinMart +, gấp lần lượt 2,6 lần và 4 lần hiện tại.
 
Tuy nhiên, giống như tất cả các công ty đang trong quá trình mở rộng khác, doanh nghiệp phải đánh đổi lợi nhuận. Trong suốt 5 năm triển khai, mảng bán lẻ của Vingroup chưa từng có lãi. Nhiều chuỗi bán lẻ truyền thống cũng phải chuyển nhượng như BigC bán lại cho người Thái hay Auchan chuyển về cho Coop.Mart. Ông Trần Kinh Doanh, người chịu trách nhiệm phát triển chuỗi Bách Hóa Xanh - một trong các đối thủ của VinMart+, cũng thừa nhận: "Để vận hành cửa hàng bán thực phẩm, chi phí rất nhiều và phức tạp". Thế nên, mục tiêu năm 2025 của VinCommerce sẽ là "cuộc chơi" vốn lớn.
 
KQKD mảng bán lẻ của Vingroup. Đơn vị: tỷ đồng.
 
VinFast hay VinMart?
 
Từ năm 2012 tới năm 2018 đánh dấu sự mở rộng liên tục của Vingroup trong các mảng kinh doanh. Khởi đầu với bất động sản, du lịch nghỉ dường - vui chơi giải trí, bán lẻ, Vingroup mở rộng sang công nghiệp, công nghệ, y tế, giáo dục và nông nghiệp. Hệ sinh thái của Vingroup đang dần phủ kín toàn bộ nhu cầu sống của một con người.
 
Trong lĩnh vực công nghiệp, năm 2017, với mục tiêu đánh dấu Việt Nam trên bản đồ ngành ôtô thế giới, Vingroup đầu tư tổ hợp ôtô và xe máy điện VinFast tại Cát Hải (Hải Phòng). Đồng thời, tập đoàn cũng tham gia vào lĩnh vực công nghệ, với việc ra mắt dòng điện thoại VSmart.
 
Trước Vingroup, khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam từng tham gia lĩnh vực ôtô. Vinaxuki thất bại trong việc sản xuất một chiếc ôtô hoàn chỉnh. Thaco thành công nhưng chiến lược tập trung lắp ráp và phân phối. VinFast là doanh nghiệp Việt đầu tiên sản xuất hoàn chỉnh một chiếc ôtô.
 
Công nghiệp và công nghệ lại cũng là sự đầu tư trọng điểm. VinFast dự kiến đầu tư cho đến hết năm 2020 là hơn 97.408 tỷ đồng (4 tỷ USD) và tổng dư nợ là 86.254 tỷ đồng (3,7 tỷ USD). Để dễ so sánh, con số tổng tài sản của Vingroup theo số liệu mới nhất đến hết quý III là khoảng 15 tỷ USD và nợ vay tài chính là khoảng 4,5 tỷ USD.
 
Đứng trước các bài toán đầu tư khổng lồ, Vingroup buộc phải lựa chọn. Bất động sản, mặt bằng bán lẻ là những mảng kinh doanh đầu tiên của tập đoàn và đang mang lại lợi nhuận “khổng lồ” để nuôi dưỡng các mảng kinh doanh khác. Trong khi đó, tập đoàn đã cam kết y tế và giáo dục là những mảng kinh doanh phi lợi nhuận. Vậy còn lại VinFast, VSmart hay VinMart, VinEco. 
 
Sự lựa chọn của Ban lãnh đạo Vingroup là công nghiệp – công nghệ. Trước lá thư gửi cho cán bộ công nhân viên VinCommerce trong ngày công bố sáp nhập vào Masan Group, chia sẻ với báo chí gần đây, bà Nguyễn Thị Vân anh, Phó Tổng giám đốc thường trực VinFast, cho biết toàn hệ thống Vingroup đang dồn mọi nguồn lực cho VinFast. “Chúng tôi đã thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng", bán bớt các cổ phần của tập đoàn và các công ty con… để có đủ nguồn lực tài chính cho dự án này".
 
Thực tế trong quá khứ, Vingroup đã từng rút gọn các lĩnh vực kinh doanh. Năm 2010, doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vường từng bán công ty chứng khoán VincomSC, thu hẹp hoạt động trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán, hướng trọng tâm vào bất động sản. Gần 10 năm sau, quyết định này đã góp phần đưa Vingroup trở thành tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
 
Tại sao là Masan Group?
 
Trước cuộc sáp nhập nói trên, Vingroup và Techcombank, đơn vị Masan Group sở hữu 15% vốn, từ lâu được biết đến là đối tác hỗ trợ nhau trong nhiều hoạt động. Các thương vụ phát hành trái phiếu, cho vay các dự án của bất động sản (thông qua cả cho vay người mua nhà) của Vingroup được thực hiện với sự hỗ trợ của Techcombank.
 
Masan Consumer, do Masan Group nắm hơn 95% vốn, đang đứng đầu ngành tiêu dùng không sữa, không cồn tại Việt Nam. Doanh nghiệp này sở hữu mạng lưới 180.000 điểm bán lẻ thực phẩm và 160.000 điểm bán lẻ đồ uống và tự hào là 98% hộ gia đình Việt sử dụng ít nhất 1 sản phẩm của Masan.
 
VinMart và VinMart+ có thể là mảnh ghép phù hợp cho Masan Group. Sở hữu một hệ thống bán lẻ có độ phủ lớn nhất thị trường Việt Nam sẽ giúp Masan Consumer tối ưu được kênh phân phối, giảm chi phí trung gian tới tay người tiêu dùng.
 
Chia sẻ với báo chí về lý do chuyển VinCommerce và VinEco cho Masan Group, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Việt Quang cho biết ngay từ đầu Vingroup đã quyết định chỉ chọn doanh nghiệp Việt Nam nhằm giữ thị trường bán lẻ cho người Việt, đảm bảo sân chơi công bằng cho các nhà sản xuất trong nước. Yếu tố quan trọng thứ hai được CEO Vingroup đề cập là doanh nghiệp được chọn phải có năng lực và nền tảng tốt để tiếp quản và tiếp tục phát triển VinCommerce và VinEco lên một tầm cao mới.
 
Cũng cần lưu ý, dù điều chuyển quyền điều hành cho Masan do không còn là cổ đông chi phối, Vingroup vẫn là còn sở hữu cổ phần trong lĩnh vực bán lẻ. Có chăng, Vingroup đã nhường lại việc phát triển trong tương lai của VinMart, VinMart+ và VinEco cho đối tác gắn bó Masan Group.
 
Lê Hải
 

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.