• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 4:47:23 CH - Mở cửa
Các tổ chức nhận định gì về thương vụ giữa Vingroup và Masan Group?
Nguồn tin: Người đồng hành | 04/12/2019 7:16:23 CH
Thông tin Vingroup chuyển giao toàn bộ việc điều hành công ty VinCommerce (sở hữu chuỗi siêu thị VinMart, VinMart+) và Công ty VinEco cho Masan Group mới đây đã trở thành chủ đề nóng trong giới đầu tư. Một số tổ chức đã có phân tích về thương vụ của năm.
 
SSI: Masan Group có thể tiếp cận khách hàng trung lưu
 
Chứng khoán SSI dẫn số liệu từ báo cáo tài chính của Vingroup cho thấy mảng bán lẻ tiêu dùng của Vingroup có doanh thu khoảng 21.900 tỷ đồng và thua lỗ 3.460 tỷ đồng trong 9 tháng năm nay (năm 2018 lỗ 5.120 tỷ đồng).
 
Trong khi đó, Masan Consumer Holding ghi nhận doanh thu khoảng 13.070 tỷ đồng trong 9 tháng, tăng 5,6% so với cùng kỳ và lãi ròng tăng 4% lên 1.640 tỷ đồng.
 
SSI cho rằng việc sáp nhập với mảng bán lẻ của Vingroup là một động thái tích cực nhằm giành lấy thị trường bán lẻ tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Masan Group mới ra mắt mảng kinh doanh thịt với mục tiêu doanh số 1,5 tỷ USD vào năm 2020.
 
Để đạt mục tiêu tham vọng trên, Masan Group cần phải mở rộng nhanh hệ thống phân phối. SSI nhận định kế hoạch này là phù hợp với chiến lược dài hạn đã được thảo luận tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 nhằm thích nghi với bối cảnh ngành bán lẻ Việt Nam đang thay đổi nhanh. Masan Group theo đó sẽ tập trung phát triển kênh thương mại hiện đại để đáp ứng thói quen mua sắm mới.
 
Masan Group có định hướng trở thành một công ty hệ sinh thái tiêu dùng độc đáo tại Việt Nam, nhằm cung cấp đầy đủ các loại hình sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm (F&B), thịt, tài chính, sức khỏe, giáo dục và tiện ích, cũng như phát triển các kênh thương mại điện tử trong tương lai.
 
SSI lưu ý rằng VinMart và VinMart+ tập trung nhiều hơn vào các khách hàng có thu nhập trung bình. So sánh với Bách Hóa Xanh, sản phẩm rau tại VinMart có giá cao hơn (thậm chí gấp đôi) nhưng rau được sản xuất bởi VinEco với nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
 
VinMart và VinMart+ thường đặt gần các chung cư của VinHomes, nơi mà khó có sự xuất hiện của Bách Hóa Xanh và trở thành lựa chọn duy nhất cho cư dân. SSI cho rằng giá thuê của VinCommerce sẽ cao hơn so với Bách Hóa Xanh nhưng việc giới thiệu MEATDeli vào các cửa hàng này là phù hợp với các khách hàng có thu nhập trung bình trở lên.
 
UBS: Masan Group có lợi từ hệ thống phân phối
 
Theo báo cáo nhanh của ngân hàng đầu tư UBS, thương vụ sẽ phụ thuộc vào giá mua và phương án hoán đổi chi tiết. Tuy nhiên, UBS cho rằng thỏa thuận sẽ giúp Masan Greoup có cơ hội tận dụng được mạng lưới phân phối rộng khắp của VinComerce nhằm thâm nhập thị trường bán lẻ hiện đại. Điều này cũng có lợi cho Masan MEATLife phân phối sản phẩm thịt mát vào các chuỗi siêu thị trên.
 
 
Số liệu được tính toán và dự phóng theo phương pháp của UBS
 
HSC: Vingroup sẽ bán bớt cổ phần để nhận tiền
 
Báo cáo nhanh của Chứng khoán TP HCM (HSC) cho rằng sau hoán đổi, Vingroup sẽ bán bớt cổ phần trong công ty hợp nhất cho Masan Group để nhận tiền nhưng vẫn là cổ đông. Điều này giúp Vingroup vẫn có các hoạt động trong mảng bán lẻ tiêu dùng.
 
Quy mô thương vụ chưa được tiết lộ nhưng trong 3 tháng trước, quỹ đầu tư GIC đã chi ra 500 triệu USD để sở hữu 16,26% cổ phần của VCM - công ty mẹ sở hữu 100% VinCommerce. Tính toán theo giá mua của nhóm GIC, giá trị của 64,3% cổ phần VinCommerce vào khoảng 1,7-2,3 tỷ USD.
 
Nhận định ban đầu của HSC là tích cực cho cả 2 bên. Masan Group có thể trở thành nhà phát triển mảng bán lẻ tiêu dùng quy mô hàng đầu Việt Nam và Vingroup có khả năng đầu tư mạnh hơn vào các doanh nghiệp sản xuất của mình. Tuy nhiên, HSC cho rằng cần có thêm các chi tiết để đưa ra kết luận chắc chắn.
 
Huy Lê
 

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.