• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.253,03 -12,02/-0,95%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.253,03   -12,02/-0,95%  |   HNX-INDEX   223,49   +0,48/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   94,51   +0,21/+0,22%  |   VN30   1.315,46   -22,13/-1,65%  |   HNX30   464,10   +0,25/+0,05%
04 Tháng Hai 2025 4:59:58 SA - Mở cửa
Hàng thủy sản, dệt may đợi bao lâu để được miễn thuế vào Mexico?
Nguồn tin: Người đồng hành | 27/03/2019 2:47:08 CH
Mexico cam kết xóa bỏ 77,2% số dòng thuế ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Kể từ năm thứ 10, quốc gia này sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế.
 
Cá tra phải đợi ít nhất 3 năm, tôm ít nhất 12 năm
 
Theo cam kết mở cửa của Mexico, phần lớn hàng thủy sản vào Mexico sẽ được xóa bỏ mức thuế khoảng 20% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại có lộ trình miễn thuế bắt đầu từ khoảng năm thứ 3 đến năm thứ 15 trở đi.
 
Chỉ cá da trơn mã HS 0302 sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi hiệp định có hiệu lực. Các sản phẩm cá da trơn khác phải đợi đến năm thứ 3-5 hoặc 10 mới bắt đầu được miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường này.
 
Ngược lại, phần lớn sản phẩm cá ngừ được miễn thuế ngay khi CPTPP được thực thi, chỉ một số sản phẩm có lộ trình giảm thuế dần về 0 vào năm thứ 16.
 
Phần lớn tôm sẽ được miễn thuế từ năm thứ 12. Một số mặt hàng là từ năm thứ 13 hoặc năm thứ 15 trở đi. Tuy nhiên, Mexico hiện cấm nhập khẩu tôm từ một số nước châu Á trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, khi lệnh cấm được xoá bỏ, ít nhất với thế mạnh về thuế quan, tôm Việt Nam có thể chiếm lĩnh thị phần.
 
 
Mexico là thị trường tương đối dễ tính với dân số đông, sức tiêu thụ mạnh và yếu tố về giá mang tính quyết định. Hàng năm, Mexico nhập khẩu khoảng 351 triệu USD mặt hàng cá đông lạnh và khoảng 80 triệu USD sản phẩm tôm, Bộ Công Thương cho biết.
 
Riêng với mặt hàng cá đông lạnh, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 2 vào Mexico sau Trung Quốc.
 
Trong đó, theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), Mexico là thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng của cá tra Việt Nam. Tính đến nửa đầu tháng 2, xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 19,8 triệu USD và là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 5 của Việt Nam.
 
Cá tra được xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là cá philê đông lạnh và cá tra, basa cắt khúc/khoanh đông lạnh. Trong đó, sản phẩm cá tra, basa philê đông lạnh có giá xuất khẩu trung bình dao động ở 1,25 - 3,95 USD/kg. Giá cá tra, basa cắt khoanh thấp hơn một chút, ở 1,12 - 2,25 USD/kg.
 
Lợi thế về thuế sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh bán hàng sang thị trường này.
 
Hàng dệt may, giày dép phải đợi tới năm thứ 11 hoặc 16
 
Mexico cam kết giảm dần đều và xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may, giày dép vào năm thứ 11 hoặc 16, từ mức khoảng 15 - 30% hiện tại.
 
Bộ Công Thương cho biết trung bình mỗi năm Mexico nhập khẩu khoảng 1,8 tỷ USD hàng dệt may và 1,1 tỷ USD hàng giày dép. Giày dép Việt Nam chiếm khoảng 30% và cạnh tranh trực tiếp với đối thủ Trung Quốc (thị phần là 35%), trong khi thị phần của dệt may chỉ khoảng 6,5%.
 
Gạo phải đợi đến năm thứ 11
 
Theo cam kết trong CPTPP, gạo trắng vào Mexico được hưởng thuế 0% vào năm thứ 11 kể từ khi hiệp định có hiệu lực, với lộ trình giảm dần đều trong vòng 10 năm đầu, mỗi năm cắt giảm 2%.
 
Việt Nam từng là nước xuất khẩu nhiều gạo thứ hai vào Mexico sau Mỹ vào năm 2014. Tuy nhiên, kể từ năm 2015, việc xuất khẩu gạo sang thị trường này bị gián đoạn do việc áp dụng trở lại biểu thuế nhập khẩu gạo trắng 20%.
 
Bộ Công Thương đánh giá Mexico là một thị trường tiềm năng đối với sản phẩm gạo trắng. Với lợi thế thuế quan trong CPTPP, Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở lại là nhà cung cấp gạo trắng lớn cho Mexico.
 
Phan Vũ
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.