• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,09 -3,46/-0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,09   -3,46/-0,28%  |   HNX-INDEX   221,68   -0,01/0,00%  |   UPCOM-INDEX   92,84   +0,04/+0,04%  |   VN30   1.314,81   -2,14/-0,16%  |   HNX30   461,80   +1,55/+0,34%
22 Tháng Giêng 2025 8:06:10 SA - Mở cửa
Cổ phiếu cao su tự nhiên tăng mạnh nhờ đâu?
Nguồn tin: Người đồng hành | 29/05/2019 3:20:04 CH
Tính từ đầu năm, phần lớn các cổ phiếu thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCoM: GVR) có mức tăng giá vượt trội so với các chỉ số thị trường, đặc biệt tăng mạnh từ tháng 5. Trong đó, cặp đôi cổ phiếu Cao su Phước Hòa (PHR) hay Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) tăng hơn 80%.
 
 
Việc các cổ phiếu cao su tự nhiên bứt phá mạnh trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý I kém tích.

 
Kết quả kinh doanh quả quý I các doanh nghiệp cao su. Đơn vị: Tỷ đồng, %
 
Riêng Cao su Phước Hòa có lợi nhuận tăng do ghi nhận doanh thu 292 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ vào đóng góp của mảng cho thuê bất động sản khu công nghiệp đã giúp lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh 52% và đạt 71,9 tỷ đồng.
 
Chuyển hướng khu công nghiệp nhờ lợi thế quỹ đất lớn
 
Diễn biến giá cổ phiếu của một số đơn vị thành viên của GVR bất ngờ bứt phá mạnh thời gian qua một phần nhờ kỳ vọng nhu cầu cho bất động sản khu công nghiệp tăng nhanh cũng như lợi thế quỹ đất sạch với chi phí thấp. Nhu cầu bất kỳ vọng tăng do xu hướng chuyển dịch vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam trước tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.
 
Trong một báo cáo của Chứng khoán Yuanta cho biết GVR đang quản lý 12 khu công nghiệp với tổng diện tích 6.000 ha, trong đó diện tích thương phẩm 4.013 ha với tỷ lệ lấp đầy tính tới cuối năm 2018 là 85%. Năm 2019, Tập đoàn tiếp tục triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2 các khu công nghiệp đã có như Nam Tân Uyên, Rạch Bắp, Tân Bình ở Bình Dương, các khu công nghiệp đã cho thuê hết đất ở Đồng Nai, Bình Phước phù hợp với quy hoạch của địa phương.
 
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp thành viên của GVR đang quản lý diện tích rừng cao su lớn như Cao su Phước Hòa (14.734 héc ta), Cao su Đồng Phú (9.340 héc ta), Cao su Hòa Bình (5.061 héc ta) và đây là một lợi thế rất lớn khi các doanh nghiệp này định hướng chuyển đổi sang bất động sản khu công nghiệp. Khi đó, ngoài việc bàn giao đất, các doanh nghiệp có thể ghi nhận lợi nhuận lớn từ việc thanh lý vườn cây.
 
Theo nhận định của chứng khoán Thiên Việt, năm 2019 do nhu cầu đất cho hoạt động phát triển các khu công nghiệp tăng cao, Cao su Phước Hòa có kế hoạch chuyển nhượng đất cho KCN Tân Bình Bình Dương (thực hiện giai đoạn II với tổng diện tích 1.055 ha), KCN Nam Tân Uyên (dự án NTU3 với tổng diện tích 350 ha) và KCN VSIP III (tổng diện tích 691 ha). Giá bồi thường đất theo thị trường hiện nay đang ở mức 1,5-2 tỷ đồng/ha và đang tiếp tục tăng.
 
Năm 2019, Cao su phước Hòa dự kiến sẽ ghi nhận giá trị chuyển nhượng đất khoảng 525 tỷ đồng từ NTU3 và 518 tỷ đồng từ VSIP III (50% tổng giá trị chuyển nhượng, phần còn lại sẽ được hạch toán vào năm 2020). Dòng thu nhập tốt từ hoạt động kinh doanh chuyển nhượng đất sẽ giúp công ty có được kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2019-2020.
 
Một điểm đáng chú ý cũng giúp cổ phiếu của Cao su Phước Hòa tăng thời gian qua đến từ việc kỳ vọng thoái vốn khỏi Nam Tân Uyên. Cao su Phước Hòa hiện sở hữu 32,85% cổ phần NTC tương đương 5,26 triệu cổ phiếu. Theo kế hoạch, Phước Hòa sẽ thoái hết vốn trong năm 2019 và hiện đang trong quá trình chờ văn bản của Tập đoàn cao su Việt Nam. Khoản đầu tư vào NTC của Cao su Phước Hòa trị giá khoảng 754 tỷ đồng với giá cổ phiếu NTC ngày 27/5/2019 (143.500 đồng/cp).
 
Việc cổ phiếu đầu nganh như PHR liên tục bứt phá nhờ các thông tin hỗ trợ đã phần nào tạo hiệu ứng giúp các cổ phiếu cùng nhóm ngành và đặc biệt cùng là thành viên của GVR giao dịch tích cực.
 
Tương tự Cao su phước Hòa, Cao su Hòa Bình (HRC) cũng công bố chủ trương hợp tác đầu tư Khu công nghiệp - Dịch vụ - Tái định cư với Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC). Dự án có quy mô khoảng 2.000 ha, diện tích đầu tư này đang thuộc quản lý của Cao su Hòa Bình trên địa phận huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thời gian hợp tác 50 năm.
 
Đối với Cao su Đồng Phú (DPR), đơn vị này đang thực hiện phương án mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú với tổng diện tích 610ha; đồng thời thống nhất chủ trương xây dựng kho bãi tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư trong năm 2019.
 
Thêm động lực từ giá cao su hồi phục
 
Theo BSC giá cao su năm 2019 sẽ đi ngang khi xét đến các yếu tố như theo ARNP dự báo năm 2019 lượng cung sẽ tăng 4,6% so với năm trước trong khi lượng cầu tăng 4,2%; BSC ước tính lượng hàng tồn kho hết 2019 ở mức cao 1,127 triệu tấn (tăng 6,8%), do đó cao su tự nhiên vẫn trong tình trạng dư cung.
 
Bên cạnh đó, giá dầu Brent năm 2019 được các tổ chức Goldman Sach, BBG và EIA đều dự báo ở mức thấp trung bình 60 - 61USD/thùng (giảm 14,5%) thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cao su tổng hợp. Ngoài ra, tiêu dùng cao su tự nhiên tăng trưởng chậm lại trong khi nếu khi giá cao su trở nên hấp dẫn nguồn cung sẵn sàng tăng lên, lập tức đẩy giá cao su giảm xuống.
 
Tuy nhiên, giá cao su hiện tăng mạnh giúp mảng kinh doanh chính có thể khởi sắc hơn trong tương lai. Giá cao su tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) ngày 29/5 kỳ hạn tháng 6/2019 là 217,7 yên/kg, tăng 23% kể từ đầu năm và hồi phục so với thời điểm giữa tháng 3, chủ yếu do lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu hàng hóa. Giá cao su tăng một phần khác nhờ kế hoạch giảm xuất khẩu 240.000 tấn cao su từ tháng 4 của ba nước xuất khẩu lớn nhất, gồm Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
 
PNG" style="width: 550px; height: 274px;" />
 
Diễn biến giá cao su
 
Nguy cơ gián đoạn nguồn cung được nhận định sẽ tác động tốt đến giá cao su. Khu vực trồng cao su chính tại Trung Quốc đang bị hạn hán, buộc các nhà sản xuất lớn phải ngừng cạo mủ. Hai quốc gia sản xuất khác, Thái Lan và Việt Nam, cũng chịu cảnh khô hạn. Gián đoạn nguồn cung sẽ tác động mạnh đến giá cao su giao tương lai tại Thượng Hải, vì giá cao su sản xuất Trung Quốc thường được sử dụng để định giá cho các hợp đồng giao ngay.
 
Nguồn thu của các doanh nghiệp cao su đến phần lớn từ việc xuất khẩu nên thông tin trên phần nào tác động tích cực đến giá cổ phiếu nhóm ngành này. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su trong riêng tháng 4/2019 tăng 30,75% về lượng và tăng gần 40% về trị giá so với cùng kỳ 2018. Tính chung 4 tháng, xuất khẩu cao su đạt 450,60 nghìn tấn, trị giá 500 triệu USD, tăng 30,7% về lượng và tăng 19,7% về trị giá so với cùng kỳ.
 
Bình An
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức