• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,53 -3,56/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,53   -3,56/-0,29%  |   HNX-INDEX   220,67   -1,01/-0,46%  |   UPCOM-INDEX   93,08   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.309,72   -5,09/-0,39%  |   HNX30   459,01   -2,79/-0,60%
23 Tháng Giêng 2025 8:06:28 SA - Mở cửa
Cổ phiếu 'họ' Viettel tăng bằng lần trong nửa đầu năm
Nguồn tin: Người đồng hành | 07/08/2019 8:23:53 SA
Các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam đã lần lượt công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm với sự phân hóa lớn về lợi nhuận giữa các nhóm ngành, trong đó, các cổ phiếu “họ Viettel” ghi nhận sự tăng trưởng cao từ đầu năm.
 
Nhiều cổ phiếu đạt lợi nhuận kỉ lục
 
Bất chấp thị trường viễn thông truyền thống bão hòa, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vẫn có kết quả kinh doanh cao. Doanh thu 6 tháng năm 2019 đạt 110.000 tỷ đồng, tăng 7,4% và lợi nhuận hợp nhất toàn tập đoàn 21.300 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Trong đó, doanh thu viễn thông trong nước tăng 2,9% đạt 70.000 tỷ đồng. Còn khối viễn thông nước ngoài đạt 810 triệu USD (19.000 tỷ đồng), tăng 35,4% và mang về lợi nhuận khoảng 1.800 tỷ đồng.
 
Hiện Viettel có 6 công ty con sở hữu 100% vốn và 8 công ty con sở hữu trên 50% vốn điều lệ; trong đó có một số doanh nghiệp lớn Viettel Global, Viettel Post, Công trình Viettel, Viettel Peru, Tư vấn thiết kế Viettel…
 
Trong 6 tháng đầu năm, Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global -UPCoM: VGI) chứng kiến sự đột biến về lợi nhuận. Dù doanh thu giảm nhẹ còn 7.868 tỷ đồng nhưng lợi nhuận gộp tăng 32% lên 2.809 tỷ đồng nhờ biên lợi nhuận gộp kỷ lục 36,5%.
 
Ngoài ra, các liên doanh liên kết có lãi 112 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 412 tỷ) là yếu tố lớn giúp Viettel Global đạt lợi nhuận trước thuế 1.257 tỷ đồng, nhảy vọt so với khoản lỗ 16 tỷ đồng cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 711 tỷ đồng, tăng hơn 1.100 tỷ so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ quý II đạt mức kỉ lục 639 nhưng Viettel Global vẫn lỗ gần 5.079 tỷ đồng.

 
Viettel Global là mảng đầu tư viễn thông quốc tế trong chiến lược toàn cầu hóa của Tập đoàn Viettel. Những năm qua, Viettel Global đẩy mạnh đầu tư hạ tầng viễn thông vào 9 thị trường tại 3 khu vực gồm Đông Nam Á, Mỹ Latin và châu Phi. Hoạt động đầu tư đang bắt đầu mang lại kết quả khả quan, đặc biệt là sự tăng trưởng cao của thị trường Myanmar và Campuchia trong đầu năm 2019.
 
Tổng CTCP Công trình Viettel (UPCoM: CTR) cũng ghi nhận kết quả tích cực trong nửa đầu năm nay. Doanh nghiệp đạt doanh thu thuần 2.422 tỷ đồng, tăng 20% và lợi nhuận sau thuế gần 77 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
 
CTR là đơn vị thi công công trình xây dựng dân dụng xây lắp hạ tầng viễn thông cho Viettel, được hưởng lợi từ vịthếđộc quyền nhóm của ngành viễn thông Việt Nam. Năm 2018 có đến 88% doanh thu của CTR liên quan đến tập đoàn viễn thông Quân Đội.
 
Theo chứng khoán Nhất Việt, CTR định hướng chuyển đổi sang mảng kinh doanh có triển vọng và biên lợi nhuận cao hơn. Mảng xây lắp từng chiếm tỷ trọng lớn trên cơ cấu doanh thu với biên lợi nhuận gộp từ 9,8-12% và biên lợi nhuận ròng thấp ở mức 3,5% đã có xu hướng thu hẹp dần để chuyển hướng sang mảng cho thuê hạ tầng TowerCo với biên lợi nhuận gộp (70%) và biên lãi ròng cao hơn (12-18%), định hướng đến năm 2025 trở thành nhà đầu tư TowerCo số1 Việt Nam. Điều này là phù hợp với xu thế chung của ngành viễn thông Việt Nam khi các hoạt động ngốn nhiều băng thông lớn như game mobile, video stream, live stream nở rộ. Nhu cầu sử dụng internet tốc độ cao 4G/ 5G là rất lớn trong giai đoạn hiện nay
 
Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post -UPCoM: VTP) đạt doanh thu 3.017 tỷ đồng nửa đầu năm, tăng 59%. Lợi nhuận sau thuế theo đó tăng 40% lên 164 tỷ đồng. Riêng quý II, công ty đạt mức lợi nhuận theo quý cao kỉ lục - 87 tỷ đồng.
 
Viettel Post hoạt động chính trong lĩnh vực chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế, với 86 chi nhánh tại tất cả các tỉnh thành phố. Gần đây, doanh nghiệp còn lấn sân sang mảng gọi xe My Go và kênh thương mại điện tử Voso.vn.

 
Hoạt động kinh doanh của nhóm Viettel 6 tháng 2019.
 
CTCP Tư vấn Thiết kế Viettel (UPCoM: VTK) cũng là đơn vị trực thuộc Viettel đã lên sàn chứng khoán. Năm 2018, doanh thu và lợi nhuận của VTK gần như đi ngang, lần lượt đạt 92 tỷ và 18 tỷ đồng. Công ty không công bố báo cáo theo quý.
 
VTK hiện là giữ vị trí số 1 Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông; tham gia phát triển hạ tầng viễn thông của Viettel trên 63 tỉnh thành và 9 quốc gia do Viettel đầu tư; phát triển hệ thống thông tin liên lạc của Quân đội, Công an, phát thanh truyền hình trong cả nước...
 
Giá cổ phiếu tăng bằng lần
 
Từ đầu năm, thị trường chung diễn biến khá thất thường nhưng cổ phiếu họ Viettel lại có xu hướng tăng mạnh. Kể từ đầu năm, chỉ số VN-Index tăng hơn 8%; trong khi nhóm cổ phiếu Viettel cho mức sinh lời hàng chục đến hàng trăm phần trăm.

 
Diễn biến giá cổ phiếu họ Viettel so với VN-Index từ đầu năm. Nguồn VnDirect.
 
Tăng mạnh nhất kể từ đầu năm chính là Viettel Global với 176%. Việc bắt đầu có lãi từ quý IV/2018 là tín hiệu tích cực sau thời gian đầu tư lớn để mở rộng thị trường nước ngoài. Lợi nhuận đột biến trong quý II càng tạo thêm chất xúc tác cho đà tăng của cổ phiếu.
 
Tính đến cuối phiên giao dịch, cổ phiếu VGI đạt mức đỉnh lịch sử 36.500 đồng/cp, tương đương với mức vốn hóa thị trường khoảng 111.000 tỷ đồng, thuộc số ít doanh nghiệp có vốn hóa hơn 100.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
 
Cổ phiếu CTR cũng tăng 167% so với đầu năm, hiện đạt đỉnh 55.000 đồng/cp, vốn hóa thị trường gần 3.000 tỷ đồng. Thị giá VTK cao gấp đôi sau hơn 7 tháng, đang ở vùng đỉnh 42.900 đồng/cp.
 
Trong khi đó, VTP của Viettel Post nằm trong số ít cổ phiếu có thị giá trên 100.000 đồng/cp trên thị trường. VTP đang giao dịch tại 146.200 đồng/cp, ứng với mức định giá gần 8.700 tỷ đồng.
 
Đặc trưng của nhóm cổ phiếu họ Viettel là tỷ lệ sở hữu lớn thuộc về Theo phương án cơ cấu lại Tập đoàn giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, Viettel không có doanh nghiệp nào nằm trong danh sách thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa. Tuy nhiên, Viettel có xây dựng kế hoạch giảm vốn, thoái vốn với một số khoản đầu tư.
 
Cụ thể đến 2020, Viettel sẽ giảm vốn tại một số công ty con về mức trên 50% vốn điều lệ; bao gồm Viettel Post (giảm từ 68,08% xuống hơn 50%), Tư vấn thiết kế Viettel (giảm từ 68% xuống hơn 50%), Công trình Viettel (giảm từ 73,2% xuống hơn 50%). Các doanh nghiệp này đã lên sàn chứng khoán, tạo tiền đề cho Viettel thoái vốn thời gian tới.
 
Ngoài ra, Viettel cũng có kế hoạch thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Sau khi hoàn tất thoái khỏi Vinaconex, tập đoàn này dự kiến đến 2020 hoặc khi có cơ hội sẽ thoái toàn bộ vốn tại 2 khoản đầu tư còn lại là CTCP Vĩnh Sơn và CTCP Xi măng Cẩm Phả.
 
Lan Điền
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.