• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,53 -3,56/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,53   -3,56/-0,29%  |   HNX-INDEX   220,67   -1,01/-0,46%  |   UPCOM-INDEX   93,08   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.309,72   -5,09/-0,39%  |   HNX30   459,01   -2,79/-0,60%
22 Tháng Giêng 2025 3:59:27 CH - Mở cửa
8 doanh nghiệp lên sàn chứng khoán tuần này
Nguồn tin: Người đồng hành | 06/01/2020 8:12:40 SA
An Gia chào sàn HoSE giá 25.000 đồng/cp
 
CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (Mã: AGG) sẽ là doanh nghiệp đầu tiên chào sàn HoSE trong năm 2020 vào thứ Năm, ngày 9/1. Tổng khối lượng niêm yết là 75 triệu cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 750 tỷ đồng.
 
Giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên 25.000 đồng/cp, tương đương với mức định giá 1.875 tỷ đồng, xấp xỉ quy mô một số công ty bất động sản khác như TTC Land, LDG Group. Biên độ dao động trong ngày giao dịch đầu tiên tại HoSE là 20%.
 
An Gia là doanh nghiệp bất động sản trong phân khúc trung cấp, có quỹ đất khoảng 70 ha tại TP HCM và các tỉnh lân cận khu vực phía Nam. Quỹ đất này được doanh nghiệp nhận định là có nguồn gốc minh bạch, pháp lý tương đối hoàn thiện giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển dự án. 
 
Năm 2019, An Gia ước tính doanh thu thuần 359 tỷ đồng với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 320 tỷ đồng (vượt 7% kế hoạch). Công ty cho biết doanh thu năm nay không đến từ bàn giao nhà như năm 2018 mà từ dịch vụ tư vấn, vận hành. 

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2020 đạt 2.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 450 tỷ đồng, tăng lần lượt 624% và 40% so với năm trước. Theo đại diện An Gia, lợi nhuận này chắc chắn đạt được từ kế hoạch bàn giao các dự án và ghi nhận từ doanh thu tài chính, các hoạt động khác.
 
An Gia ghi điểm trong mắt giới đầu tư khi đang có mối quan hệ sâu rộng với đối tác chiến lược Creed Group (Nhật Bản). Ngoài ra, tập đoàn còn ký hợp tác đầu tư với Actis, Hyundai E&C, Coteccons…
 
Bia Việt Hà được định giá hơn 700 tỷ đồng
 
Thị trường giao dịch cho cổ phiếu đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) sẽ đón nhận nhiều thành viên mới, trong đó nổi bật là CTCP Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà (mã CK: VHI), chủ thương hiệu bia Việt Hà. Khối lượng giao dịch 77 triệu cổ phiếu, từ ngày 8/1.
 
Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 9.300 đồng/cp, theo đó công ty bia được định giá 715 tỷ đồng. Biên độ dao động trong ngày đầu là ±40%, theo đó giá cổ phiếu sẽ biến động trong khoảng 5.580-13.020 đồng/cp.
 
Việt Hà được thành lập năm 1966 và cổ phần hóa năm 2017. Năm 1992, công ty cho ra mắt sản phẩm bia Halida và sau đó 1 năm là bia Việt Hà. Công ty hiện sở hữu 51% vốn của Bánh mứt kẹo Hà Nội, 52% vốn của bánh kẹo Tràng An - 2 thương hiệu nổi tiếng của Hà Nội và 37% vốn tại Bia và Nước Giải khát Việt Hà - đơn vị chuyên sản xuất bia.
 
Về cơ cấu cổ đông, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội là công ty mẹ nắm giữ 51%; tiếp đến là Tổng công ty rau quả, nông sản - CTCP (Vegetexco) với tỷ lệ 36% và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không là cổ đông lớn thứ 3 với 12,6%.
 
Năm 2018, công ty lỗ ròng hơn 17 tỷ đồng do phát sinh khoản truy thu tiền thuê đất và sử dụng đất cho giai đoạn trước đây với số tiền 75 tỷ đồng. Trong 6 tháng năm 2019, công ty có lãi 7 tỷ đồng. Dù vậy, chủ thương hiệu bia Việt Hà vẫn đang có lỗ lũy kế hơn 47 tỷ đồng.
 
Giầy Thụy Khuê có giá 12.000 đồng/cp
 
Giầy Thụy Khuê (UPCoM: GTK) sẽ bắt đầu giao dịch trên UPCoM vào ngày 8/1, giá tham chiếu 12.000 đồng/cp. Với vốn điều lệ 77 tỷ đồng, công ty sản xuất da giày được định giá 92 tỷ đồng.
 
Giầy Thụy Khuê được thành lập từ tháng 1/1957 thuộc Cục Quân nhu – Tổng cục hậu cần, Bộ Quốc Phòng. Công ty từng chào bán IPO thành công khối lượng 4,65 triệu cổ phần với giá đấu bình quân 13.958 đồng/cp và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 1/10/2015.
 
Công ty hiện có 5 cổ đông lớn nắm giữ 95,31% vốn điều lệ, trong đó có 2 tổ chức và 3 cá nhân. Hiện UBND Thành phố Hà Nội sở hữu nhiều nhất 35,34% vốn điều lệ và CTCP Tập đoàn Thái Bình có 22,06% vốn.
 
Về kết quả kinh doanh, doanh thu năm 2018 giảm 28% còn 23,5 tỷ và lợi nhuận sau thuế giảm 32,96% còn hơn 265 triệu đồng. Trong 9 tháng năm 2019, công ty ghi nhận doanh thu đạt 18,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ hơn 129 triệu đồng.
 
Hiện công ty đang quản lý và sử dụng nhiêu lô đất tại Hà Nội gồm: 39.099 m2 tại Khu Công nghiệp Phú Minh, Cổ Nhuế, Hà Nội là đất sản xuất có thời hạn 30 năm; 1.278m2 tại số 125 Thụy Khuê là văn phòng giao dịch và cho thuê có thời hạn 50 năm; lô đất rộng 223m2 tại số 125 Thụy Khuê là cửa hàng giới thiệu sản phẩm có thời gian sử dụng 30 năm.
 
Đáng chú ý là Giầy Thụy Khuê và Tập đoàn Thái Bình có hợp đồng nguyên tắc “Đầu tư xây dựng khách sạn, văn phòng giao dịch và cho thuê tại só 152 Thụy Khuê, Hà Nội" với chi phí xây dựng dở dang số tiền gần 37,8 tỷ đồng chưa được nghiệm thu quyết toán. Bản cáo bạch cho biết dự án này đang vi phạm trật tự về xây dựng và đang chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
 
5 công ty khác lên UPCoM
 
CTCP Xây dựng Số 1 Hà Nội (UPCoM: HC1) sẽ lên UPCoM từ ngày 6/1 với khối lượng 8 triệu cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 80 tỷ đồng. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 24.800 đồng/cp và biên độ dao động là 40%.
 
HC1 tiền thân là Công ty Kiến trúc Hà Nội được thành lập năm 1958. Sau 2 lần đổi tên, năm 2005, Công ty thực hiện tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và chuyển thành CTCP Xây dựng Số 1 Hà Nội. Hoạt động chính hiện nay là xây dựng và đầu tư bất động sản.
 
Về kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2019, HC1 ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 592 tỷ đồng, giảm hơn 21% so cùng kỳ. Ngược lại, lãi sau thuế ghi nhận hơn 8 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ.

 
Đây là công ty thành viên do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội nắm giữ 50,36% vốn. Ngoài ra còn có các cổ đông lớn là CTCP Bất động sản BRG của bà Nguyễn Thị Nga (8,8%), Công ty TNHH Thung Lũng Vua (5,25%) và Công ty TNHH Thương mại và sản xuất hàng xuất khẩu Ngân Anh (11,2%).
 
Một số công ty khác cũng lên sàn trong tuần mới như Trung tâm Tư vấn xây dựng thị xã Điện Bàn (UPCoM: QNT) sẽ giao dịch vào 9/1. Giá tham chiếu trong ngày đầu tiên là 11.100 đồng/cp, với khối lượng 134.050 cổ phiếu.
 
Trung tâm Giống Thủy sản Quảng Nam (Mã: GQN) sẽ lên UPCoM với giá tham chiếu 10.100 đồng/cp cho khối lượng 846.000 cổ phiếu. Ngày giao dịch đầu tiên là 9/1.
 
CTCP Đô thị và Môi trường Đăk Lăk (Mã: UDL) sẽ giao dịch lần đầu vào ngày 9/1 với khối lượng hơn 6,6 triệu cổ phiếu. Giá tham chiếu 12.000 đồng/cp, ước tính giá trị thị trường vào khoảng 80 tỷ đồng.
 
CTCP Dịch vụ Đô thị Đà Lạt (Mã: DUS), vốn điều lệ hơn 56 tỷ đồng sẽ được giao dịch vào 8/1. Với giá tham chiếu 12.800 đồng/cp, công ty có vốn hóa ước tính 72 tỷ đồng.
 
Huy Lê
 

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức