• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,14 -3,41/-0,27%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:35:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,14   -3,41/-0,27%  |   HNX-INDEX   221,40   -0,29/-0,13%  |   UPCOM-INDEX   92,45   -0,35/-0,38%  |   VN30   1.313,83   -3,12/-0,24%  |   HNX30   461,29   +1,04/+0,23%
21 Tháng Giêng 2025 2:36:58 CH - Mở cửa
Xuất khẩu cua ghẹ thu về hơn 107 triệu USD
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 09/10/2020 8:39:06 CH
Mức tăng trưởng hơn 3 lần từ thị trường Trung Quốc đã giúp kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác đạt hơn 107 triệu USD trong 8 tháng đầu năm.
 
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cua ghẹ và giáp xác Việt Nam lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2020, với mức tăng trưởng 323% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, hai thị trường tiếp theo là Nhật Bản và Mỹ lại lần lượt giảm 1,8% và 27%.
 
Xuat-khau-cua-ghe-7900-1602234632.jpg
 
Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác sang thị trường Trung Quốc tăng hơn 3 lần, đóng góp lớn vào kim ngạch trên 107 triệu USD trong 8 tháng đầu năm (Ảnh: Int)
 
Tính chung, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác của Việt Nam trong 8 tháng đạt trên 107 triệu USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước.
 
Bên cạnh cua ghẹ và giáp xác, nhóm hàng hải sản nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng đang có xu hướng tăng trưởng tích cực, sau khi liên tục sụt giảm trong 2 quý đầu năm.
 
Trong khi đó, các nhóm hải sản khác như cá biển, chả cá và surimi (làm từ cá ngừ, cá tra) ghi nhận tăng trưởng âm. Trong đó, xuất khẩu cá biển giảm nhẹ 1,6%, đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD, với 2 thị trường lớn nhất là Nhật Bản và ASEAN lần lượt giảm 2% và 13,7%. Hai thị trường chính này cũng giảm nhập khẩu chả cá, surimi Việt Nam 10-21%, khiến kim ngạch chung giảm 7,3% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 198 triệu USD.
 
Giữa bối cảnh này, Trung Quốc nổi lên là điểm sáng với mức tăng trưởng 41,3% ở ngành hàng cá biển và tăng 21% ở các mặt hàng chả cá, surimi.
 
"Có những tín hiệu tích cực như nhu cầu thị trường nhích lên với phân khúc hải sản đồ hộp, đông lạnh, ướp và hun khói với thời hạn sử dụng lâu hơn. Bán lẻ online bù đắp được sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường. Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực cũng hỗ trợ cho xuất khẩu hải sản khác trong những tháng cuối năm. Do vậy, xuất khẩu dự báo tăng nhẹ, mặc dù vẫn chịu tác động của dịch COVID-19 tại các thị trường nhập khẩu lớn", VASEP nhận định.