• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.245,86 -3,69/-0,30%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.245,86   -3,69/-0,30%  |   HNX-INDEX   221,39   -0,30/-0,13%  |   UPCOM-INDEX   92,49   -0,31/-0,34%  |   VN30   1.313,85   -3,10/-0,24%  |   HNX30   461,28   +1,03/+0,22%
21 Tháng Giêng 2025 2:35:01 CH - Mở cửa
WB ước GDP Việt Nam tăng 2,8% năm 2020
Nguồn tin: Người đồng hành | 22/12/2020 8:11:59 SA
Tăng trưởng năm nay đóng góp chủ yếu từ việc xuất khẩu và hoạt động sản xuất trong nước được duy trì nhờ kiểm soát dịch Covid-19 tốt.
WB cũng không ngoại trừ khả năng một kịch bản tăng trưởng thấp hơn sẽ diễn ra bởi những tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế khó có thể dự đoán chính xác về quy mô và thời gian dịch sẽ kết thúc.
 
Báo cáo "Điểm lại tình hình kinh tế của Việt Nam" vừa được WB công bố chiều nay (21/12). Trong đó, WB dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay ước đạt 2,8% trong khi kinh tế thế giới dự kiến tăng trưởng -4% do phải chịu tác động của dịch Covid-19, cú sốc lớn nhất toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua. Con số này tương đương dự báo từng được đưa ra vào cuối tháng 7 năm nay.

 
Theo WB, Việt Nam là một trong ba nền kinh tế tăng trưởng dương năm nay. Ảnh: AFP
 
WB cho rằng có được kết quả này là nhờ khả năng chống chịu của cả khu vực trong nước và xuất khẩu. Không những Việt Nam kiềm chế được đại dịch bằng những biện pháp sớm, quyết liệt và sáng tạo, Chính phủ còn sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để tháo gỡ khó khăn cho khu vực tư nhân và thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế. Ví dụ như chi tiêu công bắt đầu tăng trở lại sau 3 năm thắt chặt tài khoá, giải ngân đầu tư công cũng tăng 40% trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.
 
“Xuất khẩu là động lực tăng trưởng kinh tế chính của Việt Nam trong thập kỷ qua, đạt kết quả tốt kể từ khi khủng hoảng dịch Covid-19 bắt đầu. Việt Nam dự kiến có thặng dư xuất khẩu hàng hóa lớn nhất từ trước đến nay đồng thời dự trữ ngoại hối tăng. Dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam kết hợp với xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh đã bù đắp cho việc nguồn thu ngoại tệ từ du lịch suy giảm và nguồn kiều hối bị thu hẹp”, bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định.
 
Bên cạnh đó, dòng vốn FDI mới và xu hướng chuyển dịch đầu tư vẫn tiếp tục chảy vào do đã kiểm soát tốt dịch Covid-19.
 
WB dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam 2021 tích cực, dự báo tăng trưởng GDP 6,8% và sẽ ổn định ở mức 6,5% trong những năm tiếp theo với điều kiện dịch Covid-19 được dần kiểm soát và vaccine phòng Covid-19 chứng minh được tính hiệu quả.
 
Tuy nhiên, WB cũng không ngoại trừ khả năng một kịch bản tăng trưởng thấp hơn sẽ diễn ra bởi những tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế khó có thể dự đoán chính xác về quy mô và thời gian dịch sẽ kết thúc.
 
Ông Đôn Tuấn Phong, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Quốc hội bình luận Việt Nam hoàn tốt múc tiêu kép là vừa chống dịch vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Việt Nam là một trong 3 nền kinh tế tăng trưởng dương năm nay. Cá nhân ông Phong kỳ vọng tăng trưởng GDP năm nay cao hơn mức 3% nhưng với bối cảnh hiện tại, mức tăng trưởng 2-3% là kết quả rất khả quan rồi.
 
Bình luận về việc mới đây Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách giám sát tại Báo cáo tháng 1/2020 về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ", ông Đôn Tuấn Phong, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khuyến nghị cơ quan chức năng hai nước cần làm việc lại với nhau một cách rõ hơn. Bởi thực tế, 25 năm sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, kim ngạch thương mại hai bên tăng rất nhanh.
 
Thứ nữa, ông Phong còn cho rằng cần nhìn vào cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai nước để đánh giá rõ ràng hơn. Cơ cấu xuất nhập khẩu hai nước mang tính bổ sung cho nhau rất rõ, không phải cạnh tranh trực tiếp. Thâm chí, nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, doanh nghiệp Mỹ còn hưởng lợi nhiều hơn.
 
Cuối cùng, trong bối cảnh dịch Covid-19, năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng được nhìn nhận khác hơn, nhờ việc ứng phó tốt với dịch, năng lực cạnh tranh được so sánh hơn so với những nước khác. Theo đó, Việt Nam là điểm đến của dòng vốn đầu tư khá lớn.
 
Với chính sách “Việt Nam không hạ giá tiền tệ để tạo thuận lợi thương mại” và những điểm vừa nêu ông Phong cho rằng phía Mỹ cần xem xét lại trước khi ra bất kỳ quyết định nào.