• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
19 Tháng Mười 2024 7:30:34 CH - Mở cửa
CTD: Bất đồng nội bộ, Coteccons loay hoay tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng
Nguồn tin: BizLive | 27/02/2020 10:44:43 SA
“Đại gia” ngành xây dựng không có nợ vay
 
Thành lập từ tháng 7/2004, CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD) được biết đến là một trong những đơn vị xây dựng hàng đầu tại Việt Nam với vai trò tổng thầu, thiết kế và thi công hàng loạt các dự án lớn trong cả nước.
 
Coteccons chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần kể từ tháng 08/2004 với vốn điều lệ ban đầu sau chuyển đổi là 15,2 tỷ đồng. Sau hơn 5 năm, Coteccons quyết định niêm yết cổ phiếu trên HoSE từ tháng 1/2010 với số vốn điều lệ tương ứng thời điểm đó là 184,5 tỷ đồng. Trải qua một số đợt thưởng cổ phiếu và phát hành ESOP, vốn điều lệ của Coteccons hiện đã được nâng lên mức 792,55 tỷ đồng.
 
Cùng với quá trình tăng vốn, quy mô tổng tài sản của Coteccons cũng gia tăng đáng kể theo từng năm. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của doanh nghiệp đầu ngành xây dựng này đạt gần 16.199 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần thời điểm mới lên sàn cách đây 10 năm.
 
 
Đáng chú ý, Coteccons là doanh nghiệp hiếm hoi trên sàn thường xuyên duy trì lượng tiền mặt (tiền, tương đương tiền và tiền gửi) lớn đồng thời nói không với vay nợ. Theo báo cáo tài chính hợp nhất, số dự tiền mặt tính đến cuối năm 2019 của doanh nghiệp này chiếm tới 25% tổng tài sản, lên đến hơn 4.000 tỷ đồng trong đó hơn 3.200 tỷ đồng là tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng.
 
Việc thường xuyên duy trì một lượng tiền mặt dồi dào giúp Coteccons luôn đảm bảo cáo chỉ tiêu thanh toán ở mức cao. Cùng với đó, khoản tiền gửi lớn cũng mang về cho doanh nghiệp này hàng trăm tỷ đồng tiền lãi mỗi năm, đóng góp đáng kể vào doanh thu tài chính.
 
Tuy nhiên, việc nắm giữ một lượng tiền mặt lớn đồng thời không sử dụng đòn bẩy tài chính từ hoạt động vay nợ khiến giới đầu tư hoài nghi về vấn đề tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
 
Biên lợi nhuận gộp liên tục sụt giảm
 
 
Có thể thấy, đà tăng trưởng của Coteccons đã có dấu hiệu chững lại rõ rệt với biên lợi nhuận sụt giảm mạnh trong một vài năm trở lại đây. Sau một năm tăng trưởng đột biến (2016), lợi nhuận sau thuế của Coteccons gần như đi ngang trong giai đoạn 2016-2018 sau đó với CAGR LNST chỉ ở mức 3% trong khi CAGR doanh thu trong cùng thời kỳ vẫn đạt mức 17%.
 
Năm 2019, Coteccons ghi nhận 23.733 tỷ doanh thu, giảm 17% so với năm trước và chỉ thực hiện 88% kế hoạch được giao. Do một số công trình có thời gian thi công dài hơn dự kiến làm tăng chi phí cố định và áp lực giảm giá trong công tác đấu thầu với chủ đầu tư cũng làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận gộp. Biên lãi gộp sụt giảm năm thứ 4 liên tiếp, xuống chỉ còn 4,4%, thấp nhất kể từ khi hoạt động.
 
Sau khi trừ các chi phí, Coteccons chỉ thu về 711 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 53% so với năm 2018 và là mức thấp nhất kể từ năm 2015. Kết quả này khiến doanh nghiệp đầu ngành xây dựng không kịp hoàn thành kế hoạch được giao.
 
Ngoài ra, khó khăn chung của thị trường bất động sản cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu hồi dòng tiền của Coteccons. Doanh nghiệp này thường xuyên phải sử dụng nguồn tiền sẵn có để thanh toán cho các nhà thầu phụ, nhà cung cấp, đội thi công theo điều khoản trong hợp đồng đã ký.
 
Theo báo cáo phân tích ngành xây dựng công bố mới đây, CTCK FPTS cho rằng, Coteccons có thể sẽ gặp khó khăn trong năm 2020 khi lĩnh vực xây dựng dân dụng, chiếm 75% tổng doanh thu của doanh nghiệp này tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Đồng thời, CTCK này cũng đánh giá mục tiêu doanh thu từ cơ sở hạ tầng đạt 50% tới 2020 của Coteccons khó thực hiện do kinh nghiệm trong lĩnh vực này còn hạn chế.
 
Mâu thuẫn nội bộ 
 
Cùng với kết quả kinh doanh kém sắc, cổ phiếu CTD trên thị trường cũng liên tục lao dốc trong thời gian dài. Trên thực tế, cổ phiếu CTD đã từng có thời điểm là một trong những cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán với thị giá lên đến 240.000 đồng/cổ phiếu (thời điểm cuối năm 2017) trước khi trượt dài trong hơn 2 năm trở lại đây.
 
Sau nhiều sóng giảm sâu, cổ phiếu này hiện đang loanh quanh vùng đáy 5 năm với giá 62.700 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức giảm 74% so với đỉnh. Vốn hóa thị trường theo đó “bốc hơi” hơn 15.000 tỷ đồng sau 2 năm, xuống còn 5.164 tỷ đồng.
 
 
Giới phân tích cho rằng, mâu thuẫn nội bộ của Coteccons kéo dài do quản trị doanh nghiệp không được đảm bảo chính là nguyên nhân dẫn tới kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu CTD liên tục sụt giảm trong thời gian qua.
 
Trong cơ cấu cổ đông tính đến cuối năm 2019, nhóm cổ đông ngoại liên quan đến Kusto Group gồm Kinh doanh và Đầu tư Thành Công, Kustocem và thành viên HĐQT Talgat Turumbayev chiếm tới gần 35% quyền biểu quyết tại Coteccons và có tiếng nói quan trọng trong các quyết định của doanh nghiệp này.
 
 
Mâu thuẫn giữa lãnh đạo Coteccons và nhóm cổ đông ngoại liên quan đến Kusto Group đã âm ỉ từ năm 2017 và lên tới đỉnh điểm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 khi nhóm này phản đối kế hoạch Coteccons nhận sáp nhập Ricons, doanh nghiệp Coteccons sở hữu 15% vốn.
 
Theo đại diện của Kustocem, thương vụ M&A với Ricons không cho thấy được tính hợp lý và chiến lược rõ ràng, không mang lại bất cứ lợi ích và giá trị nào có liên quan tới hoạt động vận hành của Coteccons hiện tại. Nhóm cổ đông ngoại này cho rằng, ban lãnh đạo Coteccons tập trung vào giá trị cốt lõi của công ty sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn thương vụ M&A này.
 
“Việc sử dụng cổ phiếu của Công ty để chi trả cho các thương vụ M&A không hợp lý đến khi hiệu quả hoạt động tài chính của Coteccons khởi sắc hơn và giá cổ phiếu đạt đến giá trị thực xứng đáng”, đại diện của Kustocem nhấn mạnh.
 
Đáng chú ý, từ tháng 07/2017, nguyên Phó giám đốc Coteccons là ông Trần Quang Tuấn đã rời đi và thành lập CTCP Xây dựng Central (Central Cons), cạnh tranh một số khách hàng thân thiết của Coteccons như Vingroup, SSG Group, Phát Đạt… Được biết, Central Cons đã và đang thực hiện 39 dự án, tổng giá trị hợp đồng đã ký khoảng 10.000 tỷ đồng.
 
Thanh Hà
 

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.