Ngay sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán, thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái hoảng loạn trước việc dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc. Tâm lý nhà đầu tư ổn định trở lại và giúp giao dịch ở thế cân bằng hơn và tích lũy trong khoảng 3 tuần đầu tháng 2. Tuy nhiên, tình trạng trở nên tiêu cực hơn sau đó khi tình hình dịch bệnh trở nên khó lường hơn. Cùng với đó, đà lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ và giá dầu đã tác động rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư trong nước khiến tình trạng hoảng loạn tiếp tục tái diễn. Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/3, VN-Index đứng ở mức 811,35 điểm, giảm đến 18,2% so với thời điểm trước Tết. Trong khi đó, HNX-Index may mắn chỉ giảm 0,7% xuống 105,52 điểm.
Hàng loạt các cổ phiếu trụ cột đều lao dốc mạnh trong một thời gian ngắn làm nhà đầu tư liên tưởng đến khoảng thời gian VN-Index lao dốc sau khi tạo đỉnh lịch sử hồi năm 2018.
Trong các cổ phiếu vốn hóa lớn, Cổ phiếu
SAB của Sabeco (HoSE:
SAB) gây bất ngờ nhất khi giảm hơn 33% bởi tác động kép của dịch bệnh và Nghị định 100. Hai cổ phiếu ngành hàng không là
HVN của VietnamAirline (HoSE:
HVN) và
VJC của Vietjet (HoSE:
VJC) giảm lần lượt 31% và 27,3% hàng không được cho là sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất.
10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất từ sau Tết Âm lịch đến 11/3. (chỉ tính các cổ phiếu có giá trị khớp lệnh trung bình 2 tháng gần nhất đạt trên 500 triệu đồng/phiên).
Chiều ngược lại nhà đầu tư vẫn có thể nhìn thấy được một số cổ phiếu đi lên thậm chí còn tăng gấp đôi gấp 3 bất chấp diễn biến xấu của thị trường chung.
Cái tên đầu tiên là
QCG của Quốc Cường Gia Lai (HoSE:
QCG) với mức tăng 92%. Đà tăng của
QCG chỉ diễn ra trong thời gian gần đây bởi kỳ vọng công ty này có thể tháo gỡ được vướng mắc cho các dự án đang bế tắc sau cuộc gặp UBND TP
HCM với các doanh nghiệp bất động sản của Thành phố vào cuối tháng 2 vừa qua, trong đó dự án được kỳ vọng nhiều nhất là Khu dân cư Phước Kiển 91 ha ở Nhà Bè, TP
HCM.
Diễn biến giá cổ phiếu QCG từ 22/1 đến 11/3. Nguồn: VNDS.
Cái tên gây chú ý tiếp theo với nhà đầu tư là
YEG của Tập đoàn Yeah1 (HoSE:
YEG), cổ phiếu này chốt phiên giao dịch ngày 11/3 đạt 66.800 đồng/cp, tương ứng tăng 80% so với thời điểm trước Tết.
Diễn biến giá cổ phiếu YEG từ 22/1 đến 11/3. Nguồn: VNDS.
Động lực tăng của
YEG đến từ việc bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát trở thành cổ đông lớn sở hữu 6,7 triệu cổ phiếu
YEG, tương đương 21,61% vốn. Đồng thời, HĐQT Yeah1 cũng đã thông qua chủ trương giao kết và triển khai các công việc liên quan đến hợp đồng dịch vụ với Tân Hiệp Phát, công ty gia đình của bà Phương. Các hợp đồng dự kiến sẽ được ký sau khi được ĐHĐCĐ thường niên 2020 thông qua. Tuy vậy, trong 3 phiên giao dịch ngày 9, 10 và 11/3,
YEG đều giảm sàn với tình trạng mất thành khoản.
10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất từ 22/1 đến 11/3. (chỉ tính các cổ phiếu có giá trị khớp lệnh trung bình 2 tháng gần nhất đạt trên 500 triệu đồng/phiên).
Cổ phiếu
SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HNX:
SHB) cũng tăng đến 74%, là động lực chính giúp kìm hãm lại đà giảm của HNX-Index thời gian qua.
SHB tăng giá trong bối cảnh ngân hàng định phát hành tỷ lệ 4:1 cho nhà đầu tư hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp.
Một điểm khá thú vị là ông Đỗ Vinh Quang, con trai Chủ tịch
SHB Đỗ Quang Hiển, đã mua 35,9 triệu cổ phiếu
SHB, tương đương 2,98% vốn chỉ vài tuần trước thời điểm cổ phiếu tăng mạnh. Sau chưa đầy 2 tháng đầu tư, tính theo giá hiện tại, con trai Chủ tịch
SHB đang lãi khoảng 154 - 180 tỷ đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu SHB từ 22/1 đến 11/3. Nguồn: VNDSình
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.