Dow Jones tăng 1.048,86 điểm, tương đương 5,2%, lên 21.237,38 điểm. S&P 500 tăng 143,06 điểm, tương đương 6%, lên 2.529,19 điểm. Nasdaq tăng 430,19 điểm, tương đương 6,23%, lên 7.334,78 điểm.
Cho đến lúc này, nhiều biện pháp do các nhà lập chính sách Mỹ triển khai chưa thể ngăn đà bán tháo chứng khoán về lâu dài. Phố Wall lao dốc trong phiên 16/3, S&P 500 có ngày giảm sâu thứ ba trong lịch sử, chỉ sau “thứ Hai đen” năm 1987 và đợt đại suy thoái năm 1929.
Fed đang mua lại nợ doanh nghiệp ngắn hạn, biện pháp tài trợ thời khủng hoảng, để giúp các công ty tiếp tục trả lương cho người lao động, đảm bảo đầu vào. Ngân hàng trung ương Mỹ đã hạ lãi suất về 0 – 0,25% hôm 15/3.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 17/3 tìm cách thuyết phục quốc hội thông qua gói kích thích 850 tỷ USD để thúc đẩy kinh tế, hỗ trợ người dân Mỹ 1.000 USD trong 2 tuần.
“Vấn đề thanh khoản từng là mối lo ngại. Đó là lý do họ đang cố trấn an thị trường”, Stephen Dover, trưởng phòng chứng khoán tại Franklin Templeton, nói.
“Do đây là đợt giảm tốc liên quan chi tiêu dùng, bạn cần phản kích thích tài chính… và chúng ta đang chứng kiến các gói kích thích tài chính lơn trên khắp thế giới”.
Đại dịch virus corona khiến việc kinh doanh và đi lại bị gián đoạn do mọi người ở nhà, hạn chế các hoạt động. Nhiều công ty cảnh báo lợi nhuận giảm, giới quan sát thị trường đều sẵn sàng cho một đợt suy thoái.
Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 17/3 là 16,9 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức trung bình 13,98 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên gần nhất.
Như Tâm/ Theo Reuters
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.