Trong phiên họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 của PV Gas (HoSE:
GAS), Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN – công ty mẹ của PV Gas) Lê Mạnh Hùng nhận định PV Gas đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh năm 2019 và chiếm được thị phần lớn trên 60% ở mảng bán lẻ khí hóa lỏng (LPG). Doanh nghiệp cũng triển khai thành công tái cấu trúc bộ máy và khả năng chi phí thị trường.
Dù vậy, môi trường kinh doanh năm 2020 biến đổi nhanh chóng đã làm bộc lộ ra các thách thức và cơ hội mới cho doanh nghiệp, cũng như thay đổi xu hướng tiêu dùng trên thế giới.
Lãnh đạo PVN cho rằng PV Gas có cơ hội lớn trước tình hình kinh doanh mới. Nhu cầu năng lượng đang từng bước chuyển sang “sạch dần” là cơ hội cho PV Gas khi chuyển đổi sản phẩm chiến lược từ dầu sang khí.
Ngoài ra còn có thay đổi lớn về chuỗi cung ứng. Trong xu thế này PV Gas cũng có cơ hội lớn khi là doanh nghiệp sở hữu hạ tầng công nghiệp khí lớn cũng như có đóng góp rất quan trọng, không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cho lĩnh vực điện, phân đạm, sản xuất công nghiệp và sản xuất hóa chất.
Về xu hướng tín dụng, PV Gas có cơ hội để tận dụng nguồn vốn lớn để thực hiện đầu tư cho 22 dự án. Cấu trúc vốn hiện nay của doanh nghiệp khá an toàn cho phép huy động được nguồn tín dụng lớn, tái cấu trúc tài chính và tăng cơ hội kinh doanh.
Bốn mục tiêu dài hạn cho PV Gas
Dù được nhận định có nhiều cơ hội trong xu thế mới, PV Gas cũng đối mặt với những rủi ro chung như giá MFO (giá dầu FO trung bình tháng tại thị trường Singapore) giảm tác động đến giá khí, ảnh hưởng của dịch bệnh… Tổng giám đốc PVN cho rằng hiện PV Gas đã kiểm toán được hầu hết các rủi ro, do vậy công ty cần tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ dài hạn.
Thứ nhất là phải xây dựng được mô hình kinh doanh một cách minh bạch và nhất quán, mang tính nền tàng. Trong đó khách hàng là các công ty điện, phân đạm, các hộ tiêu thụ công nghiệp và hộ dân. Nguồn cung cấp là từ hoạt động khai thác thượng nguồn, cùng với nguồn nhập khẩu và các nhà máy lọc dầu. Các mối quan hệ trong kinh doanh của PV Gas phải minh bạch, như hợp đồng mua bán với chủ mỏ, các hợp đồng khai thác khí hay hợp đồng mua bán với khách hàng phải phân biệt rõ ràng,
Tiếp đến, PV Gas được yêu cầu đẩy nhanh việc hoàn chỉnh hạ tầng công nghiệp Khí. Lãnh đạo PVN nói rằng đây là lợi thế cạnh tranh so sánh của doanh nghiệp mà nếu thực hiện chậm sẽ thua đối thủ khác đang hiện diện trong ngành khí. Nếu hoàn thành chiến lược phát triển công nghiệp Khí, doanh nghiệp có thể vươn ra tầm khu vực. PV Gas còn phải xem xét thành lập ban quản lý nguồn (tự nhiên và nhập khẩu) để tùy thuộc vào tình hình kinh doanh điều phối phù hợp.
Một mục tiêu khác là PV Gas phải đẩy nhanh tốc độ tăng thị phần bán lẻ khí. Công ty phải tái cấu trúc 2 công ty bán lẻ khí miền Bắc và miền Nam, cũng như tổ chức tốt công ty LNG PV Gas với chính sách nhất quán, đẩy mạnh kinh doanh bán lẻ và chiếm thị phần.
Mục tiêu cuối cùng là phải tiên phong trong số hóa, chuyển đổi số doanh nghiệp. Hiện PVN cũng thành lập ban chỉ đạo thúc đẩy chuyển đổi số, đôn đốc các công ty thành viên thực hiện chuyển đổi số gắn với an ninh mạng. Việc chuyển đổi sẽ giúp doanh nghiệp có công cụ thành lập trung tâm dữ liệu, cũng như giải quyết được các thách thức về môi trường, dịch bệnh.
Tổng giám đốc PVN còn cho biết sẽ ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để PV Gas triển khai và hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lược, cũng như kế hoạch năm nay nhằm bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của cổ đông.
Cụ thể, PVN sẽ cùng l&agra