• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
20 Tháng Mười 2024 8:35:03 SA - Mở cửa
GVR: Mỗi năm cho thuê tối đa 1.000 ha KCN, 60% tiền đền bù sân bay Long Thành hạch toán 2020
Nguồn tin: Người đồng hành | 12/06/2020 1:09:12 CH
Sáng nay (12/6), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG - HoSE: GVR) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2020. Đây là kỳ họp cổ đông thường niên đầu tiên của VRG khi vừa chuyển từ UPCoM sang niêm yết HoSE (ngày 17/3).
 
Kế hoạch lợi nhuận 4.029 tỷ đồng, tăng 5% năm trước
 
Tập đoàn đặt kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2020 với doanh thu 24.647 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.029 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 5% so với thực hiện năm trước.
 
HĐQT trình cổ đông kế hoạch cổ tức tiền tỷ lệ 6%, tương ứng với 2.400 tỷ đồng trong năm 2019. Năm 2020, mục tiêu duy trì trả cổ tức tỷ lệ 6%.
 
Trong báo cáo, HĐQT nhìn nhận năm 2020, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như mủ cao su, gỗ đều đang giảm giá mạnh và khó tiêu thụ do nhu cầu giảm mạnh; tình hình kinh doanh của các khu công nghiệp gần như ngưng trệ.
 
Do vậy, ban điều hành tiếp tục đặt ra các giải pháp tháo gỡ, trước hết là tiếp tục nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp. Thứ hai, tập đoàn tiếp tục tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh chỉ tập trung đầu tư vào 5 lĩnh vực ngành nghề chính có truyền thống và lợi thế gồm trồng, chăm sóc chế biến mủ cao su; chế biến gỗ cao su; sản phẩm công nghiệp cao su; khu công nghiệp đầu tư trên đất cao su; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
 
Trong thời gian ngắn hạn và định hướng trung hạn vẫn phát triền đồng thời 5 ngành nghề kinh doanh chính, song 3 lĩnh vực được tập trung nhiều hơn để tạo đà tăng tốc, phát triển trong năm 2020 và kế hoạch 5 năm 2021-2015 gồm sản phẩm cao su, chế biến gỗ và phát triển các khu công nghiệp.
 
Thứ ba, tiếp tục tái cơ cấu các nguồn lực của doanh nghiệp gồm cơ cấu quỹ đất và thoái vốn ngoài doanh nghiệp. Về cơ cấu quỹ đất, quỹ đất không phù hợp trồng cây cao su thì chuyển đổi thành cây trồng; trồng khoảng 20.000 ha rừng, tương ứng 5% diện tích cao su hiện nay.
 
Ngoài ra, Tập đoàn tiếp tục sắp xếp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi 20 công ty TNHH sang công ty cổ phần; quản lý chi phí, tiết giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.
 
Đã nhận đền bù đất làm sân bay Long Thành
 
Phần thảo luận, cổ đông đặt ra nhiều câu hỏi cho ban điều hành, liên quan tới giá cao su, việc đền bù đất làm sân bay cũng như phương án phát triển khu công nghiệp.
 
- Nếu giá cao su tiếp tục giảm thì sao? Dư địa giảm giá thành cao su ra sao? Ứng phó của Tập đoàn?
 
Giai đoạn này, giá mủ cao su tương đối thấp nhưng khó giảm thêm nên tập đoàn thực hiện chiến lược làm ra bao nhiêu sẽ bán luôn. Nếu giá tiếp tục giảm, doanh nghiệp cũng vẫn phải chăm sóc cây, không thể ngưng vì liên quan tới người lao động. Đặc thù ngành cao su là cần giữ người lao động. Ban lãnh đạo hi vọng từ nay tới cuối năm, giá mủ vẫn sẽ giữ được ổn định. Hiện, các công ty mủ cao su khu vực Đông Nam Bộ vẫn tốt, hòa giá vốn chứ không lỗ.
 
- Tiến độ mở rộng các khu công nghiệp?
 
Năm 2019, mặc dù giá thuê tốt nhưng tập đoàn không đạt diện tích theo kế hoạch, do không kịp thủ tục. Hi vọng năm 2020, Tập đoàn đưa vào khai thác Nam Tân Uyên và làm thủ tục các dự án giai đoạn 2 như Rạch Bắc, Minh Ba, Long Thành Dầu Giây... Từ khởi động đến khi có sản phẩm thương mại mất 2 - 3 năm, dự kiến giai đoạn 2021 – 2025, tập đoàn có khoảng 10.000 – 15.000 ha đất khu công nghiệp thương phẩm, mỗi năm phấn đấu cho thuê 600 - 1.000 ha.
 
- Tiền đền bù từ sân bay Long Thành đã ghi nhận năm 2019 và dự kiến 2020? Kế hoạch sử dụng đất khu công nghiệp trong các năm tới?
 
Công tác đền bù đã xong, 40% đã được hạch toán năm 2019 và 60% sẽ hạch toán 2020. Giá đền bù khoảng 600 triệu đồng/ha, tập đoàn có hơn 2.100 ha đất nên tiền thu được từ đền bù trên 1.000 tỷ đồng. Kế hoạch đến tháng 11 năm nay, tập đoàn sẽ giao cho tỉnh Đồng Nai số đất này để bàn giao cho nhà đầu tư.
 
Hàng năm theo phương án cổ phần hóa, tập đoàn cũng phải bàn giao thêm 10.000 ha cho địa phương, xây dựng đường, nông thôn mới… Đơn vị sẽ đấu tranh để có giá đền bù 100 – 200 triệu đồng/ha.
 
- Tiến độ thoái vốn ngoài ngành ở một số doanh nghiệp?
 
Tập đoàn có danh mục thoái vốn ở một số doanh nghiệp như Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP), nhưng đang chưa thống nhất được cơ chế. Tập đoàn muốn bán trực tiếp trên sàn nhưng theo quyết định của Bộ Nông Nghiệp thì phải đấu giá. Ban lãnh đạo đang cho thẩm định giá lại lần 2, dự kiến thoái vốn xong trong 2020.
 
Đại hội kết thúc với việc thông qua hết các tờ trình.