• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 4:52:10 SA - Mở cửa
NSC: Họp ĐHĐCĐ - Nhà máy Đồng Tháp giúp Vinaseed hưởng lợi kép trong chuỗi giá trị
Nguồn tin: Người đồng hành | 22/06/2020 4:12:28 CH
Sáng 22/6, Vinaseed (HoSE: NSC), thành viên của The PAN Group, họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 trình kế hoạch doanh thu hợp nhất 1.513 tỷ đồng và lãi sau thuế 185 tỷ đồng. 
 
Bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Vinaseed nhận định năm 2020 có nhiều yếu tố không thuận lợi. Đơn cử, biến đổi khí hậu với tốc độ nhanh trên phạm vi rộng như hạn hán, xâm nhập mặn… ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, đặc biệt trong quý I và II. 
 
Ông Nguyễn Quang Trường, Phó Tổng giám đốc nói thêm Covid-19 từ tháng 1 đến tháng 4 làm gián đoạn hoạt động xuất nhập khẩu hạt giống. Thời gian này là vụ xuất khẩu của công ty tới các thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia và Philippines. 
 
Đồng thời, dịch bệnh cũng khiến hoạt động thương mại bị ngưng lại do việc giãn cách xã hội. Tất cả yếu tố trên khiến doanh thu trong quý I của Vinaseed giảm 100 tỷ đồng. Kế hoạch được HĐQT và ban điều hành đặt ra thận trọng, phấn đấu vượt nếu thị trường hồi phục tốt trong nửa cuối năm.
 
Năm nay, công ty sẽ tiếp tục đầu tư cơ bản 99,6 tỷ đồng, trong đó đầu tư 20 tỷ đồng cho dự án Trung tâm nghiên cứu lúa Cờ Đỏ (quy hoạch nhà làm việc, phòng thí nghiệm, đồng ruộng, mương máng, nhà kho sân phơi), đầu tư hệ thống sấy Vinaseed Tây Nguyên 7 tỷ đồng và chi 72,6 tỷ đồng giải ngân thanh quyết toán dự án Đồng Tháp. 
 
Dự án Đồng Tháp do Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Vinarice) sở hữu trực tiếp là nhà máy công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản, có tổng đầu tư 320 tỷ đồng trên diện tích 5,2ha. Nhà máy được trang bị hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng bộ và tự động hóa bằng 100% công nghệ Nhật Bản, công suất chế biến bảo quản 100.000 tấn gạo/năm và 50.000 tấn giống/năm (được triển khai xây dựng, lắp đặt chỉ trong 8 tháng từ tháng 4 đến tháng 12/2019). 
 
Chia sẻ về lý do tham gia vào mảng chế biến bảo quản gạo, Chủ tịch Vinaseed Trần Kim Liên cho biết Vinaseed là thành viên của The PAN Group, cùng chung sứ mệnh nâng tầm nông nghiệp Việt Nam, với chuỗi giá trị từ “nông trại đến bàn ăn”. Do đó, công ty định hướng xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu, đầu tư, sản xuất và đưa tới người tiêu dùng sản phẩm cuối.
 
Nhất quán về quan điểm đầu tư, ông Trần Đình Long, thành viên HĐQT Vinaseed cho rằng dù biên lợi nhuận không cao như ngành giống, công ty sẽ được hưởng lợi kép khi tham gia kênh chế biến gạo. Theo ông Long, điều này mang ý nghĩa trách nhiệm xã hội với bản thân Vinaseed, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững và từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người nông dân Việt Nam. 
 
Chủ tịch Vinaseed cũng chia sẻ dự án tại Đồng Tháp là nhà máy chế biến gạo thứ hai. 3 năm trước, công ty có một nhà máy gạo tại đồng bằng sông Hồng. Ban điều hành nhận định sản phẩm gạo túi sẽ là xu thế thay đổi trên thế giới. Trong suốt thời gian hoạt động, nhà máy đạt kết quả ổn định.
 
Ban lãnh đạo xác định mảng chế biến gạo sẽ là kênh dẫn để phát triển ngành cốt lõi là giống. Nhà máy Đồng Tháp tới đây sẽ cấp các chứng chỉ quốc tế Global Gap… từng bước xây dựng mô hình tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu truy xuất nguồn gốc.
 
Tái cấu trúc tập đoàn và công ty con, tìm cơ hội M&A
 
Năm 2020, HĐQT đặt mục tiêu tập trung tái cấu trúc công ty và các công ty thành viên, kiện toàn và làm mới mô hình kinh doanh. Vinaseed cũng sẽ đầu tư chiều sâu trong công tác phát triển sản phẩm mới và tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất điều hành.
 
Bà Nguyễn Thị Trà My, thành viên HĐQT Vinaseed, Tổng giám đốc The PAN Group cho biết tập đoàn mẹ tin tưởng định hướng đặt R&D là trọng tâm. Trong năm tới, tập đoàn mẹ sẽ mời một đơn vị có uy tín tại nước ngoài giúp Vinaseed định hướng tư vấn về chiến lược cụ thể trong 5-10 năm tới. 
 
Chia sẻ thêm về việc ứng phó trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Chủ tịch Vinaseed đề cập bộ phận công nghệ sinh học đang nghiên cứu, đầu tư các sản phẩm chịu mặn, chống hạn, thích nghi với tình trạng khắc nghiệt. Công ty sẽ có giống chịu hạn trên Tây Nguyên và sắp đưa ra giống chịu mặn. Vinaseed sẽ dần tạo ra các giống có thể thích ứng với biến đổi khí hậu, và dần biến đổi nơi canh tác thành vùng hữu cơ. 
 
Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm kinh doanh, tái cấu trúc thị trường và quy mô của công ty con. CTCP Giống cây trồng miền Nam (HoSE: SSC) mục tiêu đến 2023 trở thành công ty giống rau hàng đầu Việt Nam. Trong khi đó, Vinarice sẽ phụ trách cung ứng tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. SSC sẽ chuyển sang các sản phẩm chính là quả và rau với tỷ suất lợi nhuận lớn hơn. 
 
Chia sẻ thêm về kế hoạch M&A, bà Liên cũng cho hay Vinaseed đã thực hiện mở rộng quy mô kinh doanh theo chiều rộng thông qua tìm kiếm các công ty giống lớn. Hiện nay, công ty có các đơn vị trải dài tại tất cả các vùng sinh thái Việt Nam.
 
Riêng với đồng bằng Sông Cửu Long, Vinaseed đang tìm kiếm và tiếp cận các trung tâm giống tại khu vực này để có thể hợp tác, tham gia góp vốn. Tại các vùng khác như Lào Cai, Vinaseed đã nhận được lời mời tham gia vào cổ phần hóa trung tâm giống. Hiện nay, các giống lúa lai mời trên khu vực này đều từ Vinaseed. Công ty sẽ tiếp tục M&A nếu có cơ hội.
 
Tại đại hội, cổ đông cũng đã thông qua bầu bà Nguyễn Thị Nga, Kế toán trưởng The PAN Group làm thành viên Ban kiểm soát của Vinaseed sau khi bà Vũ Thị Lan Anh từ nhiệm. 
 
Đồng thời, bà Trần Kim Liên sẽ thôi giữ chức Tổng giám đốc từ đầu tháng 7, bởi theo Nghị định 71/2017 thì từ 1/8/2020, “Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc của cùng một công ty đại chúng”. 
 
Ông Nguyễn Quang Trường, Phó Tổng giám đốc Vinaseed sẽ thay thế vị trí tổng giám đốc của bà Liên. Ông Trường chia sẻ sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2020 với sự tin tưởng của HĐQT và cổ đông. 
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức