• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.234,70 +6,60/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.234,70   +6,60/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,25   +0,96/+0,43%  |   UPCOM-INDEX   91,82   +0,12/+0,13%  |   VN30   1.291,94   +5,87/+0,46%  |   HNX30   471,74   +3,77/+0,81%
26 Tháng Mười Một 2024 6:51:51 SA - Mở cửa
BT6: Lãnh đạo nộp đơn phá sản, vẫn mong dẫn đầu ngành xây dựng
Nguồn tin: Người đồng hành | 13/08/2020 8:27:26 SA
Beton 6 đặt mục tiêu đầu ngành xây dựng dù sắp phá sản
 
Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của Công ty Beton 6 (UPCoM: BT6) vừa công bố cho thấy tình hình kinh doanh rất khó khăn. Lãnh đạo công ty đã nộp đơn yêu cầu phá sản và Tòa án có quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty.
 
Việc nộp đơn phá sản xuất phát từ nhiều khó khăn doanh nghiệp phải đối mặt. Cụ thể, một số dự án lớn của công ty đã ký bị trì hoãn hoặc hủy bỏ, số lượng đơn hàng xây dựng giảm, nguồn vốn bị thiếu hụt, áp lực từ các chủ nợ (đa phần đã nộp đơn đến Tòa án yêu cầu Beton 6 phải thanh toán nợ cũ), mua hàng hóa phải thanh toán trước 100%...
 
Báo cáo tài chính năm 2019 của công ty cũng bị cơ quan kiểm toán từ chối đưa ra kết luận, dẫn đến cổ phiếu BT6 bị đưa vào diện hạn chế giao dịch (chỉ giao dịch phiên thứ Sáu hàng tuần). Báo cáo tự lập ghi nhận doanh thu gần 60 tỷ đồng, giảm 56% và lỗ tiếp hơn 82 tỷ đồng.
 
Trước các khó khăn trong sản xuất và tài chính, công ty đề ra mục tiêu doanh thu năm 2020 là 70 tỷ đồng. Định hướng giai đoạn 2020-2026 sẽ kêu gọi nhà đầu tư chiến lược hợp tác để trở thành tập đoàn đứng đầu ngành xây dựng nội địa.
 
Một số công việc khác như chuyển trọng tâm sản xuất từ sản phẩm truyền thống sang sản phẩm công nghệ mới với biên lợi nhuận tốt như Segment, dầm U lắp ghép, cống kích, nhà lắp ghép…; triển khai dự án mới xây dựng nhà kho để cho thuê; dự án trung tâm thương mại về nội thất và vật liệu xây dựng; tái cấu trúc các khoản nợ; tập trung hồi phục thị giá cổ phiếu để nâng cao giá trị vốn hóa…
 
Lần đầu âm vốn chủ sở hữu, lãi vay ngân hàng phải trả 109 tỷ đồng
 
Định hướng là vậy nhưng thực tế hoạt động của Beton 6 lại khá bết bát. Đây từng là thương hiệu xây dựng hàng đầu khu vực phía Nam trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn cung ứng cho các công trình cầu đường. Công ty đưa cổ phiếu lên sàn khá sớm năm 2002 và một thời gian dài được nhiều tổ chức lớn quan tâm.
 
Năm 2009, sau một số biến động cổ đông, doanh nhân đình đám Trịnh Thanh Huy bắt đầu tham gia vào HĐQT của Beton 6 và tại nhiệm đến nay. Với thay đổi mới, kết quả kinh doanh của công ty bắt đầu sa sút từ sau năm 2010, tên tuổi Beton 6 cũng dần bị lu mờ trên thương trường. Đến 2015, nhóm cổ đông Bình Thiên An (có liên quan đến ông Huy) đã đồng ý với quyết định hủy niêm yết cổ phiếu để tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
 
Nhưng trái với mong đợi, Beton 6 lại rơi vào chuỗi khủng hoảng mới khi bắt đầu lỗ lớn từ năm 2017, quy mô doanh thu từ nghìn tỷ xuống còn vài chục tỷ đồng. Với mức lỗ 82 tỷ đồng năm 2019, lỗ lũy kế của doanh nghiệp đã lên đến 425 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu lần đầu âm 23 tỷ đồng.

Lỗ lớn 3 năm liên tiếp, Beton đã âm vốn chủ sở hữu 23 tỷ đồng.
 
Thậm chí trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên cũng từ chối đưa ra kết luận do chưa thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp.
 
Cụ thể, kiểm toán không thu thập đủ bằng chứng về số dư các công nợ tổng số tiền gần 344 tỷ đồng, khả năng thu hồi các khoản công nợ quá hạn và ứng trước nhà cung cấp tồn lâu số tiền 193 tỷ đồng, giá trị thuần của hàng tồn kho 65 tỷ đồng.
 
Ngoài ra, dù Tòa án đã mở thủ tục phá sản, tuy nhiên công ty chưa thực hiện đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ theo quy định, trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục với các bằng chứng hiện có nên kiểm toán không thể đánh giá được giá trị tài sản và nợ tại cuối năm 2019.
 
Beton 6 đang có nhiều khoản vay ngân hàng đã tồn tại trong nhiều năm, tổng dư nợ vay cuối năm 2019 là 352 tỷ đồng. Trong đó một số chủ nợ lớn là Vietinbank với con số 188 tỷ đồng, Vietcombank cho vay 64 tỷ đồng, Eximbank cũng ghi nhận 63 tỷ đồng… Ngoài nợ gốc, công ty còn ghi nhận lãi vay phải trả ngân hàng lên đến 109 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 55 tỷ đồng của năm 2018.

Khoản nợ vay gốc cuối năm 2019 của Beton 6.
 
Beton 6 mới đây còn thông qua việc miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với ông Sergei Savrukhin kể từ 6/8 theo nguyện vọng cá nhân, đồng thời bầu bổ sung ông Nguyễn Quang Minh vào vị trí thay thế. HĐQT hiện bao gồm 5 thành viên, trong đó ông Trịnh Thanh Huy vẫn tại nhiệm là thành viên HĐQT không điều hành.