• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 5:26:19 SA - Mở cửa
Chứng khoán 23/11: “Dọn dẹp” xong, nhiều cổ phiếu lại vào guồng tăng
Nguồn tin: BizLIVE | 23/11/2021 4:00:00 CH
Thêm gia tốc từ những cổ phiếu lớn, VN-Index hoàn toàn không phải chịu thêm cú nhúng nào trong phiên chiều. Chỉ số lại tăng tốc và đóng cửa cao nhất phiên.

 
VN-Index phiên 23/11
 
Lan tỏa và quyết liệt
 
Một khi bài test được vượt qua thì dòng tiền cũng rất khẩn trương nhập cuộc. Tất nhiên, các cổ phiếu lớn cũng cần phải có thêm gia tốc như MSN (+4,4%), GVR (+5,3%), MWG (+3,2%), GAS (+2,4%), VHM (+1,9%).
Nhưng câu chuyện là thuận lợi hơn nhiều ở các cổ phiếu vốn hóa thấp hơn trong VN30 và các mã Midcap, Penny. SSI (+7%) cuối phiên đóng cửa tăng trần dù cả phiên sáng chỉ lình xình tham chiếu trong khi đó, KDH (+5,8%), POW (+5,7%), TPB (+4,7%) cũng đều tăng tốc mạnh hơn trong rổ VN30.
Nhóm Chứng khoán là nhóm quyết liệt nhất khi không chỉ SSI mà còn AGR, VND tăng trần trong khi CTS, ORS tăng trên 4%. ART (+6,3%), SHS (+5,3%), PSI (+7,3%) trên HNX cũng đều có sự hưng phấn tương tự.
Sự lan tỏa cũng rất rộng sang các nhóm Phân bón, Cảng biển, Tiện ích, Dệt may nên các mã GMD (+5,9%), DCM (+5,7%), CSV (+5,3%), SKG (+4,2%) đều tăng mạnh.
Nhóm Bất động sản cũng chỉ còn hiện tượng chốt lời nốt ở DIG (-6,3%), LDG (-5,3%) trong khi NTL (+7%), HBC (+6,8%), DXG (+5,3%), BCE (+4,5%), TDC (+4,2%) đều không bỏ lỡ cơ hội tăng giá.
Còn 2 nhóm ngành có xu hướng kém tích cực nhất là Thép và Dầu khí chốt phiên cũng ghi nhận sắc xanh ở hàng loạt mã như HSG (+1,8%), NKG (+1,5%), SMC (+1,9%), TLH (+4,7%), PVD (+4%), PVS (+3,2%)…
Tổng cộng số mã tăng trên HOSE là 289 mã so với 166 mã giảm và 47 mã đứng giá còn trên HNX là 159 mã tăng so với 98 mã giảm và 43 mã đứng giá.
VN-Index chốt phiên ở mức cao nhất phiên, tăng 1,13% lên 1.463,63 điểm. Giá trị giao dịch đạt 26.227 tỷ đồng.
HNX-Index cũng chốt ở mức cao nhất phiên, tăng 0,89% lên 448,6 điểm, giao dịch đạt 3.260 tỷ đồng.
Với UPCoM, các cổ phiếu Dệt may, Dầu khí, Chứng khoán, Hạ tầng của sàn đều có kết quả khả quan như SBS (+4,62%), BSR (+5,85%), OIL (+5,92%), VGT (+6,72%), HHV (+4,57%), C4G (+7%). Trạng thái đóng cửa UPCoM-Index là gần như cao nhất phiên, tăng 0,95% lên 113,03 điểm. Giao dịch sàn đạt 1.985 tỷ đồng.
 
*****
Đang vượt qua bài test khá tốt
 
 Phe mua lên Ngân hàng đã thất thế khiến các mã BID, HDB, VPB, CTG giảm mạnh hơn cuối phiên sáng.Tuy nhiên, thị trường đã vượt qua bài test nhờ HPG, MSN, VHM vào gia cố cho điểm số.
 
 
VN-Index sáng 23/11
 
Nhóm Ngân hàng chỉ có được 3 mã tăng giá cuối phiên là VIB (+0,7%), OCB (+2,9%) và TPB (+4,4%), những mã có quy mô vốn hóa nhỏ trong ngành. Trong khi đó, mấu chốt để sóng Ngân hàng hiện hữu là luôn cần các cổ phiếu vốn hóa lớn hoặc các mã hút tiền "khủng" duy trì.
Cả 2 tiêu chí này đều chưa đáp ứng khi TCB là mã giao dịch tốt nhất cũng chỉ có được gần 300 tỷ đồng còn CTG (-1%), BID (-2%) lại đang giảm mạnh. Vì vậy, sóng Ngân hàng có lẽ vẫn chỉ đang mức tiềm năng vào lúc này.
Cách các cổ phiếu lớn khác ứng xử với Ngân hàng như đã lưu ý là đặc biệt quan trọng và phần nào sự thể hiện đang đáp ứng kỳ vọng. HPG (+2,2%) đã tăng trở lại và đang nhăm nhẹ lấy lại mốc 50.000 đồng/cổ phiếu còn MSN (+2,7%) cũng khẩn trương nhập cuộc hơn từ sau 10h30.
Cùng với đó, VHM (+0,86%) cũng rất cần lưu ý khi tăng tốc từ sau 11h15. Mã này gần như tích lũy dao động quanh MA20 trong 3 tháng thử thách kiên nhẫn nhà đầu tư. Dù chưa phải mức tăng ấn tượng nhưng quy mô vốn hóa hàng đầu của VHM khiến cho thị trường luôn phải dành sự tôn trọng nhất định.
Bộ ba MSN, HPG, VHM đã vượt mặt các mã MWG (+3%), GAS (+1,4%) để trở thành trụ cột cho thị trường giúp VN-Index vượt qua nhịp rung lắc mạnh nhất từ đầu phiên. Sau khi bị kéo xuống 1.438 điểm, VN-Index đã vòng lên, tăng được 5,4 điểm (+0,37%) lên 1.452 điểm.
Thị trường chung cũng không bị sa đà vào việc tháo chạy. Chỉ còn lại DIG (-4,76%), GEX (-6,95%), HHS (-4,9%), HQC (-5,14%) giảm sâu trong khi DXG (+3,64%), POW (+4,98%), FCN (+4,8%), DPM (+4%) đã ngoi lên tăng mạnh.
Nhìn chung, bài test cho thị trường đang được vượt qua khá tốt. Giá trị khớp lệnh HOSE giảm xuống 15.299 tỷ đồng là hoàn toàn bình thường khi dòng tiền cần phải quan sát các chuyển động của VN30.
Còn HNX-Index cũng đang thu hẹp lại đà giảm, chỉ số còn hụt 0,27% xuống 443,43 điểm. Giá trị HNX đạt 1.881 tỷ đồng.
 
*****

 
Ảnh minh họa.
 
Sau 2 phiên giao dịch được xem là bùng nổ, các cổ phiếu Ngân hàng đã tạm thời chững lại khiến thị trường hụt đi trụ cột số 1. Khả năng trị trường có đứng được vững hay không sẽ còn phải được kiểm chứng thông qua các diễn biến trong phiên.
 
Ngân hàng chưa... thất thường
 
Trái ngược với 2 phiên tăng điểm, các cổ phiếu Ngân hàng đang bị sắc đỏ lấn lướt. VCB (-0,2%), CTG (-0,9%), BID (-1%) đang giảm giá nhẹ đầu phiên sáng nay trong khi một loạt các mã HDB (-1,7%), ACB (-0,9%), VIB (-0,5%), SHB (-0,6%), TCB (-0,2%), LPB (-0,4%), MBB (-0,2%) cùng đang điều chỉnh nhẹ.
Trạng thái của các cổ phiếu Ngân hàng chưa cho thấy thói quen thất thường hay có (1 phiên tăng đi kèm 2-3 phiên giảm mạnh). Tuy nhiên, sự chững lại của Ngân hàng là bài toán thử nghiệm với chính nhóm này và cả thị trường chung.
Nếu sóng Ngân hàng xuất hiện, thì dòng tiền cần phải có hào hứng và duy trì được xu hướng tăng để các cổ phiếu Ngân hàng có thể chinh phục lại vùng đỉnh tháng 6.
Với thị trường chung, các cổ phiếu lớn cũng cần phải chung sức gánh vác thị trường thay vì bỏ hết trách nhiệm cho Ngân hàng. Điều này sẽ là rất rủi ro với một xu hướng tăng của chỉ số khi Ngân hàng hết đà.
Qua 2 nhịp rung lắc đầu phiên, GAS (+2,5%), MWG (+2,9%), GVR (+2%) đã xuất hiện đóng thế cho Ngân hàng và giúp cho chỉ số có lúc bật lên tăng nhẹ. 
Lực mua vào của MWG đang là tốt nhất giúp cho mã này đã đạt giá trị trên 100 tỷ đồng. Được biết, MWG mới công bố số liệu tháng 10 với doanh thu đạt 12.186 tỷ đồng, tăng 39%; lợi nhuận sau thuế 568 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước.
VN-Index đang cố neo quanh vùng tham chiếu ở trên 1.445 điểm. Số mã giảm dù còn lất lướt với hơn 230 mã nhưng trạng thái giảm sàn không xuất hiện tràn lan như 2 phiên vừa qua.
Hiện GEX (-6,3%), DIG (-4,45%), ITA (-4,26%), HAG (-4,7%), HQC (-5,45%), LDG (-3,77%), FIT (-4,56%), HDC (-3,33%), HDC (-3,33%), BSI (-5,5%) vẫn còn tồn dư áp lực chốt lời từ dòng tiền đầu cơ khiến 2 nhóm Bất động sản và Chứng khoán cùng phân hóa khá mạnh.
Tuy nhiên, các mã như Midap và Penny DBC (+3,03%), SKG (+3%), CSV (+2,8%), GMD (+2,4%), HDG (+2,2%) đang giúp sắc xanh không quá lép vế.
Các cổ phiếu Dầu khí cũng đang đồng loạt tăng giá trở lại không chỉ trên HOSE mà còn trên HNX: PVS (+2,4%), PVD (+1,9%), PVT (+2,6%), PVC (+8,4%). Trong khi đó, nhóm Thép cũng tăng nhẹ và tạm thời chưa để mất xu hướng tăng dài hạn ở đường MA200: HSG (+1,4%), HPG (+1,2%), SMC (+0,9%), NKG (+0,8%) đều đã có sắc xanh.
Tới thời điểm 10h15, HNX-Index đang giảm mạnh hơn VN-Index, mất gần 0,5% xuống 442,3 điểm.