• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 6:22:57 CH - Mở cửa
VTP: Biên lợi nhuận gộp giảm 7 quý liên tiếp, Viettel Post hết hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài?
Nguồn tin: BizLive | 22/03/2021 10:32:13 SA
Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến biên lợi nhuận gộp quý 4/2020 chỉ còn 2,6% so với mức 8,1% cùng kỳ và 3,9% của quý trước đó. Lợi nhuận sau thuế cũng theo đó sụt giảm tới 32% so với cùng kỳ, xuống mức 77 tỷ đồng, thấp nhất từ quý 2/2019.

 
Ảnh minh họa.
 
Trong làn sóng bán ròng không ngừng nghỉ của khối ngoại trên cả 3 sàn, cổ phiếu VTP của Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) nổi lên trở thành tâm điểm trên sàn UpCOM. Thống kê đến hết ngày 19/3, VTP là cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất trên sàn UpCOM từ đầu năm 2021 với tổng giá trị lên đến gần 422 tỷ đồng. Thậm chí, khối ngoại đã nối dài chuỗi bán ròng cổ phiếu này lên con số 19 phiên liên tiếp và chưa có dấu hiệu dừng lại.
 
Chuỗi ngày bán ròng triền miên của khối ngoại gây ra áp lực lớn lên diễn biến cổ phiếu VTP trên thị trường. Hiện VTP đã giảm hơn 20% so với mức giá cao nhất ghi nhận từ đầu năm, xuống mức 92.900 đồng/cổ phiếu và không còn dẫn đầu về thị giá trong nhóm cổ phiếu “họ” Viettel.
 
 
Diễn biến cổ phiếu VTP kể từ khi lên sàn
 
Vậy điều gì khiến sức hấp dẫn cổ phiếu VTP đang dần phai nhạt trong mắt nhà đầu tư đặc biệt là khối ngoại, đơn thuần chỉ là quan hệ cũng cầu trên thị trường hay xuất phát từ những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh?
 
HOẠT ĐỘNG CỐT LÕI ĐANG CHỮNG LẠI
 
Trong xu hướng bùng nổ e-commerce tại Việt Nam, Viettel Post với lĩnh vực cốt lõi là chuyển phát nhanh và phát hàng thu tiền hộ, được dự báo sẽ hưởng lợi nhờ lợi thế từ mạng lưới bưu cục rộng khắp bên cạnh các khoản đầu tư vào công nghệ.
 
Dù vậy, hoạt động kinh doanh truyền thống (chuyển phát) của Viettel Post lại đang cho thấy dấu hiệu chững lại với doanh thu chuyển phát nhanh (CPN) & logistics tăng 7,2% so với cùng kỳ lên mức 6.600 tỷ đồng năm 2020 trong đó riêng lĩnh vực chuyển phát đóng góp 1.962 tỷ đồng, gần như đi ngang.
 
Trong bối cảnh đó, những lĩnh vực mới trở thành động lực chủ yếu giúp Viettel Post tăng trưởng mạnh về doanh thu. Năm 2019, Vettel Post tung 2 nền tảng MyGo (cung cấp dịch vụ kết nối giữa khách hàng, Viettel Post với các công ty chuyển phát) và Voso.vn (sàn thương mại điện tử mua bán hàng hóa trực tuyến) kết hợp với sản phẩm "ViettelPay" của Tổng công ty dịch vụ số Viettel, "Viettel ++" của Tổng Công ty Viễn thông Viettel, hướng đến hoàn thiện hệ sinh thái nhằm tận dụng tập khách hàng sẵn có.
 
 
 
Năm 2020, Viettel Post ghi nhận 17.237 tỷ đồng, doanh thu gấp 2,2 lần so với cùng kỳ trong đó tăng trưởng chủ yếu đến từ mảng thương mại không cốt lõi với 10.600 tỷ đồng, gấp 6,5 lần cùng kỳ. Dù vậy, lợi nhuận từ hoạt động này lại rất thấp khiến lãi ròng của Viettel Post chỉ tăng vỏn vẹn 1% so với cùng kỳ, đạt mức 384 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2012, doanh nghiệp chuyển phát này ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ở mức một con số.
 
ÁP LỰC CẠNH TRANH CHÈN ÉP LỢI NHUẬN
 
Trong “cuộc đua” với những đối thủ mạnh, Viettel Post phải chấp nhận đánh đổi biên lợi nhuận là điều không thể tránh khỏi khi tỷ suất sinh lợi của mảng kinh doanh hàng hoá rất thấp. VCSC cho rằng sự cạnh tranh trong mảng giao hàng chặng cuối, đặc biệt về giá đã gia tăng mạnh, gây ra áp lực lên cả thị phần và biên lợi nhuận của Viettel Post.
 
Thực tế, xu hướng co lại biên lãi gộp đã “manh nha” xuất hiện từ đầu năm 2019 và kéo dài suốt 7 quý sau đó. Năm 2020, biên lãi gộp của Viettel Post co lại đáng kể từ mức 10% (năm 2019) xuống chỉ còn 4%. Đặc biệt, áp lực ngày càng rõ rệt trong quý cuối năm khi biên lợi nhuận gộp chỉ còn 2,6% so với mức 8,1% cùng kỳ và 3,9% của quý trước đó. Lợi nhuận sau thuế cũng theo đó sụt giảm tới 32% so với cùng kỳ, xuống mức 77 tỷ đồng, thấp nhất kể từ quý 2/2019.
 
 
Ngoài ra, CTCK này đánh giá tỷ suất sinh lợi tại Viettel Post vẫn được hỗ trợ bởi chuỗi giá trị khép kín hiện tại, đặc biệt tích hợp chung với các thành viên thuộc Tập đoàn Viettel. Ngoài ra, việc mở rộng sang các mảng kinh doanh lân cận như e-fulfillment và vận chuyển xuyên biên giới cũng hỗ trợ lợi nhuận.
 
Trong tháng 1/2021, Viettel Post khai trương trung tâm e-fulfillment chuyên dụng đầu tiên tại Tp.HCM. Theo VCSC, doanh thu dịch vụ ngoài chuyển phát (bao gồm e-fulfillment) có thể đóng góp 20% vào doanh thu dịch vụ của doanh nghiệp này trong năm 2023 từ mức 15% vào năm 2020, tương ứng tăng trưởng kép vào khoảng 40%.
 
Mặt khác, SSI Research cho rằng tỷ suất lợi nhuận tổng thể không nhất thiết thấp hơn về dài hạn nếu nhìn vào trường hợp của Giao hàng tiết kiệm (một công ty chuyển phát nhanh chưa niêm yết, phục vụ phần lớn cho Shopee). Tổng doanh thu của GHTK là 4.600 tỷ đồng trong năm 2019 nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp lên đến 17% cho thấy quy mô khối lượng lớn có thể bù đắp mức giá thấp hơn khi vận hành một nền tảng thương mại điện tử.
 
Theo quan điểm của SSI Research, các nền tảng thương mại điện tử đang chiếm thị phần từ những người bán không dùng nền tảng (thương mại điện tử trên mạng xã hội, thương mại điện tử trên trang web độc lập...), khi các tên tuổi lớn như Tiki, Shopee, Sendo và Lazada đã tích cực phát triển tệp khách hàng của họ bằng cách tập trung xuất hiện trong nhiều kênh quảng cáo (như ti vi, nền tảng mạng xã hội…) và cải thiện trải nghiệm người dùng khi mua sắm trực tuyến.
 
Do đó, các công ty CPN lớn như Viettel Post bắt đầu tập trung hơn vào việc phục vụ khối lượng ngày càng tăng mạnh của các nền tảng trên là điều dễ hiểu mặc dù giá có thể thấp hơn đối với loại khách hàng này.
 
Với chiến lược giá và mục tiêu thị trường mới, Viettel Post có thể sẽ giành được thêm 2% thị phần trong năm 2021, nhưng với tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn là 9% (so với 9,6% trong năm 2020). Do đó, SSI Research ước tính doanh thu mảng CPN và logistic của Viettel Post có thể đạt 8.200 tỷ đồng và lợi nhuận gộp đạt 741 tỷ đồng, tương ứng tăng 22% và 16,5% so với cùng kỳ.
 
Doanh thu và lợi nhuận gộp mảng thương mại năm 2021 dự kiến lần lượt đạt 13.800 tỷ đồng và 69 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và 22% so với cùng kỳ, khi có 300.000 điểm bán hàng của Viettel Telecom (chuyển giao cho Viettel Post vào quý 2/2020) tạo ra doanh thu trong cả năm 2021.
 
Với giả định tỷ trọng chi phí bán hàng & quản lý tương tự năm 2020 trên doanh thu, SSI Research dự phóng lợi nhuận trước thuế của VTP trong năm 2021 đạt 519 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng năm 2021 ước tính cũng tăng 8% so với cùng kỳ, đạt 415 tỷ đồng tương ứng EPS đạt mức 4.504 đồng/cổ phiếu.
 
SSI Research dự phóng kết quả kinh doanh của Viettel Post
 

Cổ phiếu liên quan