Kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên 2020, cổ phiếu MWG trên thị trường ghi nhận mức tăng tới 48% ấn tượng hơn nhiều 29% so với VN-Index trong cùng thời kỳ.
Ảnh minh họa.
Như một thông lệ thường niên, cứ đến mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) vấn đề ESOP của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã
MWG) lại trở thành đề tài thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư.
Mới đây,
MWG đã thông qua nghị quyết HĐQT về phương án phát hành 10,25 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) (tỷ lệ phát hành là 2,2%) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Ước tính với thị giá quanh 130.000 đồng/cổ phiếu, 10,25 triệu cổ phiếu ESOP trên hiện có giá trị thị trường hơn 1.300 tỷ đồng, gấp nhiều lần so với số tiền cán bộ nhân viên của
MWG phải chi ra để sở hữu số cổ phiếu trên. Điều này gây ra xung đột về mặt lợi ích rõ rệt giữa cổ đông và lãnh đạo công ty.
Thực tế trong những năm qua,
MWG vẫn duy trì đều đặn chính sách ESOP dù vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía cổ đông. Công ty đánh giá ESOP là chính sách thưởng dành cho những cán bộ nhân viên đã góp sức vào sự tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Mặt khác, theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, phát hành ESOP khiến lượng cổ phiếu tăng và làm pha loãng giá trị của mỗi cổ đông công ty dẫn đến suy giảm tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.
Chính sách gây nhiều tranh cãi của
MWG từng được cổ đông chất vấn tại ĐHĐCĐ năm 2020. Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT
MWG chia sẻ "ESOP là một yếu tố quan trọng sống còn và là bí kíp cho sự phát triển của
MWG.
MWG chưa thấy có gì khác có thể thay thế nên ESOP sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều năm tới. Nếu quý cổ đông cảm thấy bực bội với chính sách ESOP này thì cân nhắc việc nên tiếp tục đầu tư vào
MWG hay đầu tư vào 1 cổ phiếu khác mang lại cho cổ đông cả tiền và niềm vui".
Và kể từ đó đến nay, dường như nhà đầu tư nói chung và cổ đông
MWG nói riêng cũng đã dần quen sống chung với chính sách ESOP này. Bỏ lại phía sau những tranh cãi,
MWG vẫn cho thấy sức hút đáng kể trên thị trường có thể thấy rõ qua diễn biến cổ phiếu này kể từ tháng 6/2020 đến nay. Sau hơn 9 tháng, thị giá
MWG ghi nhận mức tăng tới 48% ấn tượng hơn nhiều so với mức 29% của VN-Index.
Diễn biến cổ phiếu MWG từ đầu tháng 6/2020 đến nay
Bên cạnh đó,
MWG cũng là một trong những lựa chọn ưa thích của khối ngoại và thực tế room ngoại của cổ phiếu vẫn thường xuyên được phủ kín. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng chi ra mức chênh lệch cao “ngất ngưởng” để sở hữu cổ phiếu này. Theo tiết lộ của Dragon Capital,
MWG là cái tên "hot" nhất trong mắt khối ngoại với tỷ lệ premium lên tới 45%.
Giới phân tích đánh giá sức hấp dẫn của
MWG phần nào đến từ khả năng tăng trưởng được đánh giá khá cao. Theo dự phóng của SSI Research, doanh thu và lợi nhuận năm 2021 của
MWG có thể đạt tương ứng 126.000 tỷ đồng và 5.086 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng 16% và 30% so với năm trước.
Dù vậy, SSI Research cũng cho rằng doanh thu năm 2021 của
MWG có thể bị gián đoạn và ở mức thấp khi bắt đầu nâng cấp cửa hàng Bách Hóa Xanh ở các tỉnh. Do đó, Bộ phận phân tích này đã điều chỉnh dự phóng doanh thu năm 2021 giảm 10% và lợi nhuận ròng giảm 3% so với con số trước đó.