15h00
Về cuối phiên giao dịch, một số cổ phiếu thuộc danh mục của FTSE Vietnam 30 Index đều nhận được lực cầu tốt và tăng giá mạnh. Trong đó, MSN tăng 3,2% lên 98.000 đồng/cp, HPG tăng 2,2% lên 56.300 đồng/cp, VHM tăng 0,4% lên 100.000 đồng/cp.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3,98 điểm (0,33%) lên 1.219,75 điểm. Toàn sàn có 190 mã tăng, 221 mã giảm và 48 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,12 điểm (-0,04%) xuống 280,56 điểm. Toàn sàn có 90 mã tăng, 114 mã giảm và 52 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%) xuống 79,41 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với thời điểm trước đây khi tổng khối lượng giao dịch đạt 759 triệu cổ phiếu, trị giá 17.650 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 15.200 đồng/cp, riêng sàn HoSE chiếm 13.100 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng khoảng 400 tỷ đồng trên HoSE. trong đó mua ròng tập trung các mã như HPG, NVL, MSN, STB, VHM...
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,05 điểm xuống 1.215,72 điểm. Toàn sàn có 142 mã tăng, 248 mã giảm và 49 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,47 điểm (-0,52%) xuống 279,21 điểm. Toàn sàn có 61 mã tăng, 122 mã giảm và 51 mã đứng giá. UPCoM-Index đi ngang tức giữ mức 79,42 điểm.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phân hóa khá mạnh trong phiên sáng nay, trong đó, các mã như PNJ, VPB, PLX, SSB, VIB, SHB... đồng loạt giảm sâu và tác động xấu đến các chỉ số.
Trong khi đó, lực đỡ đến từ các cổ phiếu như NVL, HSG, MSN, PVS, TCB, HPG... HSG tăng 4% lên 31.400 đồng/cp sau thông tin lãi sau thuế hợp nhất quý II niên độ 2020-2021 là 1.035 tỷ đồng, tăng 415% so với cùng kỳ.
9h45
Sau ít phút rung lắc mạnh, lực cầu dâng cao đã giúp nhiều cổ phiếu lớn tăng giá trở lại, các chỉ số vì vậy cũng hồi phục. Trong đó, VN-Index tăng 3,15 điểm (0,26%) lên 1.218,92 điểm. HNX-Index giảm 0,61 điểm (-0,22%) xuống 280,07 điểm. UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (0,08%) lên 79,48 điểm.
Hiện tại, các cổ phiếu như NVL, PVS, TCB, HPG, VHM, VCS... đều tăng giá trên 1%.
9h30
Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày 27/4 với sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu lớn. Tuy nhiên, sắc đỏ nhanh chóng chiếm ưu thế hơn và đẩy các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu, trong đó, PNJ giảm 2,2%, HVN giảm 2,3%, VPB giảm 1,5%, SAB giảm 2,4%...
Trong khi đó, lực đỡ ở thời điểm hiện tại là khá yếu và đến từ các mã như NVL, TPB, MSN, BID... tuy nhiên, mức tăng của các mã này hầu hết đều khá nhẹ.
VN-Index hiện giảm 3,54 điểm (-0,29%) xuống 1.212,23 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 50 triệu cổ phiếu, trị giá 1.300 tỷ đồng. HNX-Index giảm 1,11 điểm (-0,4%) xuống còn 279,57 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 10 triệu cổ phiếu, trị giá 180 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,41 điểm (0,52%) lên 79,83 điểm.
Thị trường chứng khoán có phiên giảm sâu trong ngày 26/4 trước áp lực bán rất mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đặc biệt là nhóm dầu khí và họ Vingroup.
Khối ngoại mua ròng khoảng 116 tỷ đồng trên toàn thị trường trong phiên 26/4, riêng sàn HoSE, dòng vốn này mua ròng 79 tỷ đồng, tuy nhiên, nếu chí tính giao dịch khớp lệnh thì khối ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 314 tỷ đồng.
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh về ngưỡng 1.200 điểm và lực cầu có thể quay trở lại tại vùng này.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng thị trường có thế sẽ tiếp tục đà giảm trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 26/4, Dow Jones giảm, Nasdaq và S&P 500 tăng. Dow Jones giảm 61,92 điểm, tương đương 0,18%, xuống 33.981,57 điểm. S&P 500 tăng 7,45 điểm, tương đương 0,18%, lên 4.187,62 điểm, vượt đỉnh lịch sử 4.185,47 điểm thiết lập hôm 16/4. Nasdaq tăng 121,97 điểm, tương đương 0,87%, lên 14.138,78 điểm, vượt đỉnh lịch sử 14.095,47 điểm thiết lập hôm 12/2, kết thúc đợt điều chỉnh 11% với đáy hôm 8/3.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 26/4. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,48%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,36% còn Topix tăng 0,17%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 0,95% còn Shenzhen Composite giảm 0,888%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,4%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,99%. ASX 200 của Australia giảm 0,21%.
Chốt phiên 26/4, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 46 cent, tương đương 0,7%, xuống 65,65 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 64,57 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 23 cent, tương đương 0,4%, xuống 61,91 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 60,66 USD/thùng.