Từ đầu tháng 3 đến nay, cổ phiếu PVS đã lập mô hình 2 đỉnh và ngay lập tức xuất hiện áp lực chốt lời kéo giá tụt giảm. Diễn biến giá gần đây cho thấy sẽ còn tiếp tục chịu áp lực chốt lời trong ngắn hạn.
Giảm 16% từ đỉnh
Tuần qua, thị trường gặp áp lực chốt lời và cổ phiếu
PVS của CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam cũng bị bán ra khá mạnh tay. Cổ phiếu này đã giảm gần 10% xuống 21.200 đồng/cổ phiếu, qua đó giảm 16% từ vùng đỉnh tháng 3. Các diễn biến này cũng xác nhận mô hình 2 đỉnh của
PVS qua đó là sự thất bại của dòng tiền trong ngắn hạn.
Diễn biến giá cổ phiếu PVS.
Vì vậy, sự điều chỉnh của
PVS như một điều tất yếu và tới đây cổ phiếu này có lẽ sẽ có vô số những động thái đáng phải quan sát.
Cần phải khẳng định là
PVS đã mất đi xu hướng tăng ngắn hạn sau khi để thủng mất đường MA20. Để không gây ảnh hưởng tới xu hướng tăng dài hạn,
PVS sẽ không được để thủng mất vùng 16.500 đồng/cổ phiếu, tương đương MA200.
Trước mắt, các phản ứng giá tại vùng 19.500 đồng/cổ phiếu sẽ quyết định tới khả năng lướt sóng ngắn hạn của nhiều nhà đầu tư ưa thích rủi ro. Hiện cổ phiếu đã vào vùng quá bán, nhịp vá lại nếu có xuất hiện phải diễn ra thật nhanh chóng ở các phiên tới đây.
Doanh nghiệp có tăng trưởng kép 2020-2024 hơn 10%
Thực tế,
PVS luôn được đánh giá cao trong ngành Dầu khí kể cả trong những giai đoạn khó khăn nhất. Công ty vẫn đảm bảo được hoạt động cùng với nền tảng tài chính lành mạnh. Các biến động về giá dầu vẫn chủ yếu mang tính chất tạm thời.
Theo SSI, kết quả kinh doanh sơ bộ quý 1/2021, tổng doanh thu giảm -16,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế giảm -9,6% so với cùng kỳ.
Với sự sụt giảm doanh thu -17% so với cùng kỳ, Công ty ghi nhận mức giảm -9,6% so với cùng kỳ đối với lợi nhuận trước thuế trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 7% so với cùng kỳ trong quý 1/2021 - mức chấp nhận được.
SSI ước tính công ty sẽ có tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao hơn trong những quý tới, vì các hợp đồng mới dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay (ví dụ như FSO Orkid, FSO Ruby và FPSO Lam Sơn).
Ngoài ra, công ty cho biết công ty tích cực đấu thầu một số dự án M&C ở thị trường nước ngoài, kết quả dự kiến trong nửa cuối năm 2021. So với các đối thủ trên thị trường quốc tế, ban lãnh đạo tin rằng PTSC có thể duy trì lợi thế cạnh tranh với chuyên môn so với các đối thủ cạnh tranh chi phí thấp khác ở nước ngoài, chẳng hạn như các công ty Ấn Độ. Ngoài các dự án LNG, các dự án điện gió ở nước ngoài cũng có thể là nguồn cung cấp tiềm năng cho
PVS nhờ có chuyên môn trong lĩnh vực này.
Năm 2021, công ty vẫn tập trung tham gia vào các dự án dầu khí, đặc biệt là các dự án năng lượng nước ngoài mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Trong khi đó, tại thị trường trong nước,
PVS đang chờ hoàn thiện quá trình đấu thầu nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, có thể hoàn thành vào năm 2021.
Trong dài hạn, giá dầu cao hơn sẽ kích thích hoạt động khoan thăm dò & khai thác dầu khí mạnh mẽ hơn, và
PVS sẽ là công ty hưởng lợi chính từ nguồn cung cấp tiềm năng đáng kể cho các dự án sắp tới (Sư Tử Trắng giai đoạn 2, Lô B, Báo Vàng, Cá Voi Xanh), dự án LNG (LNG Thị Vải mở rộng), LNG Sơn Mỹ, LNG Tây Nam Bộ...
Ngoài ra còn có tiềm năng đáng kể đối với các nhà máy nhiệt điện khí vì Việt Nam cần giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí dài hạn. Với nền tảng tài chính vững chắc cùng với kiến thức chuyên môn đã được khẳng định trong lĩnh vực xây lắp dầu khí sẽ giúp công ty có thể hưởng lợi từ một số đơn đặt hàng tiềm năng lớn. Theo đó, giai đoạn 2020-2024, SSI dự báo tốc độ tăng trưởng kép lợi nhuận sau thuế của
PVS là 11,8%.