Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương tăng trong phiên 12/7.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc giảm 50 điểm cơ bản tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với mọi ngân hàng, hiệu lực từ tháng 7.
Nhật Bản đặt Tokyo trong tình trạng khẩn cấp mới từ ngày 12/7, các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn cũng bắt đầu có hiệu lực tại vùng đại đô thị Seoul, Hàn Quốc.
Indonesia, Malaysia tiếp tục chật vật trong ứng phó Covid-19.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,97%.
Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 2,19% còn Topix tăng 2,18%.
Thị trường Trung Quốc đi lên với Shanghai Composite tăng 0,35% còn Shenzhen Component tăng 0,574%. Hang Seng của Hong Kong tăng 1,11%.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,87%.
ASX 200 của Australia tăng 0,8%.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc ngày 9/7 thông báo hạ 50 điểm cơ bản tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với các ngân hàng, có hiệu lực từ tháng 7.
RRR là số tiền các ngân hàng phải duy trì so với tổng tiền gửi để đảm bảo thanh khoản. RRR hạ giúp các ngân hàng có thêm nguồn tiền để cho vay các doanh nghiệp, cá nhân.
Động thái này nhằm cho thấy Trung Quốc có “nhiều công cụ khác nhau để thực thi chính sách tiền tệ”, Raymond Yeung và Zhaopeng Xing của ANZ Research nhận định. Giảm RRR “gần như tương đương với nới lỏng diện rộng”, ước tính giúp các ngân hàng giải phóng gần 1.000 tỷ nhân dân tệ (154 tỷ USD).
Nhà đầu tư tiếp tục theo dõi tình hình Covid-19 tại châu Á – Thái Bình Dương.
Nhật Bản hôm nay đặt Tokyo trong tình trạng khẩn cấp mới, các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn cũng bắt đầu có hiệu lực tại vùng đại đô thị Seoul, Hàn Quốc. Indonesia, Malaysia tiếp tục chật vật trong ứng phó Covid-19. Tại Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia tiếp tục chật vật trong ứng phó Covid-19.
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch châu Á với Brent tăng lên 75,62 USD/thùng, WTI tăng 0,19% lên 74,7 USD/thùng.