• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.234,70 +6,60/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.234,70   +6,60/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,25   +0,96/+0,43%  |   UPCOM-INDEX   91,82   +0,12/+0,13%  |   VN30   1.291,94   +5,87/+0,46%  |   HNX30   471,74   +3,77/+0,81%
26 Tháng Mười Một 2024 2:31:14 SA - Mở cửa
VSA - 'Nếu áp dụng chính sách mới, một số nhà sản xuất thép trong nước có thể phá sản'
Nguồn tin: VietNam Finance | 23/07/2021 9:58:01 SA
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng nếu Bộ Tài chính áp dụng chính sách mới, một số nhà sản xuất thép trong nước có thể bị phá sản.

VSA vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2020/NĐ-CP về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi vừa được hoàn thiện.
 
Theo đó, VSA kiến nghị Bộ Tài chính không điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phôi thép (mã HS 7206, 7207) và không giảm thuế nhập khẩu MFN đối với các mặt hàng thép thành phẩm (mã HSC 7213, 7214, 7215, 7216 và 7210).
 
VSA cho rằng phương án đề xuất điều chỉnh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng sắt thép của Bộ Tài chính chưa phù hợp với thực trạng ngành sản xuất thép trong nước hiện nay.
 
Lý do là kể từ đợt dịch bắt đầu bùng phát cuối tháng 4 đến thời điểm hiện tại, nhiều địa phương trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, 16 của Chính phủ. Vì vậy, công tác xây dựng cơ bản từ công nghiệp đến dân dụng đều ngưng trệ, tình hình tiêu thụ thép trong nước đã giảm mạnh. Cụ thể, lượng bán hàng thép thành phẩm trong nước tháng 6 đã giảm 20% so với tháng 5 và chỉ tăng 1% so với cùng kỳ 2020. Nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng thì bán hàng nội địa giảm lần lượt 28% và 22%.
 
Tính chung 6 tháng, lượng bán hàng thép thành phẩm trong nước tăng 18% trong khi xuất khẩu tăng trưởng 66% (nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng). Đây là kết quả kế thừa nỗ lực không ngừng của ngành thép trong năm 2020.
 
VSA cho biết xuất khẩu thép hiện tại là hướng mở rộng thị trường để tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho lao động của nhà máy, giữ vững phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp và đất nước trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh diễn biến rất phức tạp.
 
 
VSA: 'Nếu áp dụng chính sách mới, một số nhà sản xuất thép trong nước có thể phá sản'
 
Bối cảnh thế giới trong 10 năm trở lại đây cho thấy xu hướng bảo hộ ngành thép gia tăng, thậm chí ngay tại các quốc gia phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản… Ngành thép Việt Nam đang từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại hoá để cải thiện sức cạnh tranh. Vì vậy, việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng thép trong nước sẽ làm thép từ bên ngoài tràn vào, đe doạ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước vốn đang rất khó khăn.
 
Với các FTA Việt Nam đã, đang và sẽ ký với các quốc gia và khu vực, ngành thép Việt Nam chịu một sức ép rất lớn, đặc biệt với các khối như CPTTP hay RCEP - là những khu vực có các cường quốc sản xuất thép như Trung Quốc, Nhật Bản… Do đó, việc điều chỉnh thuế như dự thảo sẽ làm gia tăng khó khăn cho các nhà sản xuất thép trong nước.
 
Hơn nữa, chính sách thuế xuất nhập khẩu nói chung và thuế xuất khẩu thép là những chính sách dài hạn góp phần thúc đẩy ngành sản xuất trong nước trong đó có ngành thép, cũng như các ngành kinh tế trong nước phát triển bền vững chứ không phải là một giải pháp ngắn hạn trước mắt để xử lý các hiện tượng tăng giảm của thị trường nhất thời.
 
VSA lưu ý xuất khẩu thép của Việt Nam đang là một trong những ngành thu hút ngoại tệ hàng năm cho đất nước (6 tháng đầu năm thu về 4,9 tỷ USD, năm 2020 thu 6,1 tỷ USD), góp phần giảm thâm hụt cán cân thương mại, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động cả nước.
 
Do đó, quan điểm của VSA là Chính phủ cần có chính sách nhất quán để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
 
Áp dụng chính sách mới, nhà sản xuất thép có thể bị phá sản
 
VSA cho rằng hiện nay khả năng huy động năng lực sản xuất các sản phẩm thép (thép xây dựng, thép cán nguội, tôn mạ kim và sơn phủ màu, ống thép) chỉ đạt 55-60%, thấp hơn nhiều so với trung bình thế giới (khoảng 70%). Điều này cho thấy ngành thép hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trong nước và dư để xuất khẩu.
 
Văn bản của VSA chỉ ra rằng kể từ năm 2020, giá các mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất thép cũng như giá thép thành phẩm thế giới diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng cho đến thời điểm giữa tháng 5/2021. Tuy nhiên, hiện tại, giá thép các loại đã điều chỉnh giảm.
 
Giá thép thành phẩm tại thị trường trong nước đang giảm từng ngày, thấp hơn so với nước khác trong khu vực và thế giới; và tương lai giá thép trong nước sẽ vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi giá thị trường thế giới.
 
“Chính sách mới nếu được áp dụng càng làm tăng áp lực tồn tại với các nhà sản xuất trong nước. Một số nhà sản xuất thép có thể phá sản nếu chính sách mới được áp dụng”, VSA nêu quan điểm.