10h00
VN-Index có thời điểm bị kéo xuống dưới mốc tham chiếu do đà giảm quá mạnh đến từ VIC và một số cổ phiếu trụ cột khác. Trong đó, VIC giảm đến 3,7% xuống 88.000 đồng/cp và khớp lệnh hơn 5,4 triệu cổ phiếu, nhưng khối ngoại bán ròng đến hơn 4,7 triệu cổ phiếu. Bên cạnh đó, SAB tiếp tục giảm 2,4% xuống 162.000 đồng/cp. HVN giảm 3,4% xuống 35.900 đồng/cp.
VN-Index giảm 0,02 điểm xuống 1.345,81 điểm. HNX-Index vẫn tăng 3,88 điểm (1,11%) lên 354,63 điểm. UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,11%) lên 95,92 điểm.
11h30
Về cuối phiên sáng, bên cạnh VIC, một cổ phiếu cùng họ Vingroup là VHM cũng giảm 2% xuống 80.300 đồng/cp và tiếp tục khiến VN-Index rung lắc. Chỉ số này tạm dừng phiên sáng tăng nhẹ 0,35 điểm (0,03%) lên 1.346,18 điểm. Toàn sàn có 194 mã tăng, 200 mã giảm và 51 mã đứng giá. HNX-Index tăng 3,45 điểm (0,98%) lên 354,2 điểm. Toàn sàn có 116 mã tăng, 92 mã giảm và 45 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (0,1%) lên 95,91 điểm.
Thanh khoản thị trường cải thiện hơn với tổng giá trị khớp lệnh đạt 13.089 tỷ đồng, tăng 9,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 8,8% lên 9.883 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng gần 600 tỷ đồng trên HoSE trong phiên sáng, trong đó, dòng vốn này bán ròng chủ yếu mã VIC với giá trị 644 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
13h35
Áp lực bán mạnh ở một số cổ phiếu trụ cột đã khiến VN-Index không thể giữ được sắc xanh. VIC hiện giảm đến 3,7% xuống 88.000 đồng/cp, VHM giảm 1,8% xuống 80.400 đồng/cp. Bên cạnh đó, SAB giảm 2,4%, HVN giảm 3,9%...
Hiện tại, VN-Index giảm 0,99 điểm (-0,07%) xuống 1.344,84 điểm. HNX-Index vẫn tăng 2,84 điểm (0,81%) lên 353,59 điểm. UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (0,21%) lên 96,01 điểm.
15h00
Bất chấp sự sụt giảm mạnh của cả VIC và VHM, VN-Index vẫn chốt phiên trong sắc xanh nhờ lực đẩy của một số cổ phiếu trụ cột khác như VRE, MSN, VPB, CTG... Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,04 điểm lên 1.345,87 điểm. Toàn sàn có 212 mã tăng, 187 mã giảm và 55 mã đứng giá. HNX-Index tăng 2,49 điểm (0,71%) lên 353,24 điểm. Toàn sàn có 113 mã tăng, 100 mã giảm và 60 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,44 điểm (0,46%) lên 96,25 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh giảm 3,4% xuống còn 21.842 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 1,9% xuống còn 16.766 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 1.300 tỷ đồng trên HoSE, trong đó riêng VIC bị bán ròng hơn 1.100 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
9h30
Đà tăng của các chỉ số được duy trì ngay từ đầu phiên 16/9 với sắc xanh chiếm ưu thế ở nhiều nhóm cổ phiếu đặc biệt là nhóm vốn hóa lớn. Tuy nhiên, đà tăng của VN-Index dần bị thu hẹp trở lại khi có một số cổ phiếu trụ cột giảm sâu, trong đó, VIC giảm 2,6% xuống 89.000 đồng/cp và gây áp lực rất lớn lên VN-Index. SAB cũng giảm 2,3% xuống 162.100 đồng/cp. HVN tiếp tục giảm đến 4,9% xuống 25.500 đồng/cp.
Ở hướng ngược lại, các cổ phiếu lớn như SHB, VRE, MSN, CTG, VPB... đồng loạt tăng giá và góp phần giữ được sắc xanh của các chỉ số. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dầu khi vẫn biến động theo chiều tích cực. PVD tăng 3,6%, GAS tăng 0,9%, BSR tăng 1,6%...
Hiện tại, VN-Index tăng 2,15 điểm (0,16%) lên 1.347,98 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 81 triệu cổ phiếu, trị giá 2.250 tỷ đồng. HNX-Index tăng 4,32 điểm (1,23%) lên 355,07 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 36 triệu cổ phiếu, trị giá 656 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (0,24%) lên 96,04 điểm.
9h36
Các cổ phiếu thuộc nhóm than tiếp tục bứt phá, trong đó, TMB, THT, TVD, TC6... vẫn được kéo lên mức giá trần. NBC tăng đến 8,5%, CST tăng 12,6%. Bên cạnh đó, cổ phiếu thuộc hệ sinh thái "Louis" vẫn biến động tích cực. SMT, TGG và AGM vẫn tăng trần ngay từ đầu phiên. GKM tăng 3,6% lên 32.000 đồng/cp, APG tăng 1,6% lên 29.100 đồng/cp. DDV sau ít phút giảm sâu cũng được kéo lên trên mốc tham chiếu. Hiện trong nhóm "Louis" chỉ có BII giảm với 2,6% xuống 30.200 đồng/cp.
10h00
VN-Index có thời điểm bị kéo xuống dưới mốc tham chiếu do đà giảm quá mạnh đến từ VIC và một số cổ phiếu trụ cột khác. Trong đó, VIC giảm đến 3,7% xuống 88.000 đồng/cp và khớp lệnh hơn 5,4 triệu cổ phiếu, nhưng khối ngoại bán ròng đến hơn 4,7 triệu cổ phiếu. Bên cạnh đó, SAB tiếp tục giảm 2,4% xuống 162.000 đồng/cp. HVN giảm 3,4% xuống 35.900 đồng/cp.
VN-Index giảm 0,02 điểm xuống 1.345,81 điểm. HNX-Index vẫn tăng 3,88 điểm (1,11%) lên 354,63 điểm. UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,11%) lên 95,92 điểm.
Thị trường chứng khoán biến động tích cực trong phiên 15/9 khi lực cầu tăng mạnh cuối phiên đã giúp hàng loạt cổ phiếu lớn bứt phá. Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 22.606 tỷ đồng, giảm 1,1%. Điểm tích cực của thị trường là khối ngoại mua ròng trở lại gần 15 tỷ đồng.
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), tuy VN-Index có một phiên giao dịch khá tích cực nhưng diễn biến khó lường vẫn có thể xảy ra vào phiên đáo hạn HĐTL ngày mai.
Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho biết phiên giao dịch tiếp theo là ngày đáo hạn của VN30F2109 nên diễn biến tăng hay giảm mạnh về cuối phiên là có thể xảy ra.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 15/9, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 236,82 điểm, tương đương 0,68%, lên 34.814,39 điểm. S&P 500 tăng 37,65 điểm, tương đương 0,85%, lên 4.480,7 điểm. Nasdaq tăng 123,77 điểm, tương đương 0,82%, lên 15.161,53 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm trong phiên 15/9. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,69%. Tại Nhật Bản, Nikkei giảm 0,52%, Topix giảm 1,06%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 0,17%, Shenzhen Component giảm 0,614%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,84%, phiên thứ ba liên tiếp giảm hơn 1%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,15%. ASX 200 của Australia giảm 0,27%.
Chốt phiên 15/9, giá dầu Brent, WTI đều tăng. Giá dầu Brent tương lai tăng 1,86 USD, tương đương 2,5%, lên 75,46 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 2,15 USD, tương đương 3,1%, lên 72,61 USD/thùng.