Cá nhân trong nước đã có 11 tháng mua ròng liên tiếp với tổng giá trị 67.200 tỷ đồng.
Nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì cá nhân trong nước mua ròng 12 tháng liên tiếp với tổng cộng 75.131 tỷ đồng.
Tổ thức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng toàn bộ 8 tháng đầu năm với giá trị 20.384 tỷ đồng, riêng tháng 8 bán ròng 4.192 tỷ đồng.
Trong tháng 8, VN-Index có được mức tăng nhẹ 21,42 điểm (1,64%) so với tháng trước và lên mức 1.331,47 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 27,96 điểm (8,88%) lên 342,81 điểm. UPCoM-Index tăng 6,84 điểm (7,87%) lên 93,77 điểm.
Thanh khoản thị trường trong tháng 8 tăng mạnh so với tháng 7. Tổng khối lượng giao dịch trung bình đạt 965 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 19,6% so với tháng 7, tương ứng giá trị giao dịch trung bình đạt 28.807 tỷ đồng, tăng 18%. Trong đó, giá trị khớp lệnh trung bình đạt 26.914 tỷ đồng/phiên, tăng 10,7%.
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán hồi phục nhẹ trong tháng 8 với dấu ấn rõ nét của nhà đầu tư cá nhân trong nước. Cụ thể, theo dữ liệu của FiinPro, cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 12.380 tỷ đồng trong tháng 8, gấp 8,7 lần so với tháng 7, đây cũng là mức mạnh thứ 2 của dòng vốn này kể từ đầu năm. Như vậy, cá nhân trong nước đã có 11 tháng mua ròng liên tiếp với tổng giá trị 67.200 tỷ đồng. Nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này mua ròng 11.194 tỷ đồng trong tháng 8 và 75.131 tỷ đồng sau chuỗi 12 tháng mua ròng liên tiếp.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
Cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã VHM với giá trị 5.091 tỷ đồng. DIG và VIC cũng được mua ròng lần lượt 1.600 tỷ đồng và 1.176 tỷ đồng. Các mã như DPM, APH, NVL, SSB hay LPB đều được mua ròng trên 500 tỷ đồng. Trong khi đó, STB bị bán ròng mạnh nhất với 1.300 tỷ đồng. MBB và TCB bị bán ròng lần lượt 660 tỷ đồng và 521 tỷ đồng.
Trái ngược với cá nhân trong nước, các nhà đầu tư tổ chức trong nước, tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) và khối ngoại đều bán ròng ở tháng 8.
Đối với tổ chức trong nước (không gồm tự doanh), nhóm này bán ròng tháng thứ 3 liên tiếp với giá trị tăng 5,6% so với tháng 7 và ở mức 5.194 tỷ đồng. Tính chung 3 tháng qua, tổ chức trong nước bán ròng tổng cộng 12.880 tỷ đồng. Nếu tính chỉ tính khớp lệnh, các tổ thức bán ròng toàn bộ 8 tháng đầu năm với giá trị 20.384 tỷ đồng, riêng tháng 8 bán ròng 4.192 tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
Khối này bán ròng mạnh nhất mã VHM với 5.939 tỷ đồng. DIG và APH đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 1.417 tỷ đồng và 590 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, HPG đứng đầu danh sách mua ròng với 852 tỷ đồng. SSI cũng được mua ròng 600 tỷ đồng. VJC, MSN và TCB đều được mua ròng trên 500 tỷ đồng.
Khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) giao dịch không sôi động như tháng 7. Dòng vốn này có tháng bán ròng thứ 3 liên tiếp nhưng giá trị giảm 90% so với tháng 8 và ở mức 120 tỷ đồng. Tính từ đầu năm, dòng vốn này bán ròng tổng cộng 3.364 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính về giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn tự doanh mua ròng trở lại 812 tỷ đồng, đây cũng là tháng mua ròng mạnh thứ 3 trong năm 2021 nếu chỉ tính về khớp lệnh.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
Khối tự doanh bán ròng mạnh nhất mã IJC với giá trị 283 tỷ đồng. VPB và PNJ bị bán ròng lần lượt 253 tỷ đồng và 148 tỷ đồng. Chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với giá trị 691 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là VNM với 252 tỷ đồng. VHM cũng được khối tự doanh mua ròng 248 tỷ đồng.
Đối với khối ngoại, dòng vốn này bán ròng trở lại hơn 7.027 tỷ đồng ở HoSE. Nếu xét về khớp lệnh thì giá trị bán ròng 7.819 tỷ đồng. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, khối ngoại sàn này đã bán ròng tổng cộng 32.000 tỷ đồng, gấp đôi so với mức bán ròng kỷ lục của năm 2020.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
VIC là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong tháng 8 với giá trị lên đến 1.554 tỷ đồng. MSN và HPG đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt là 905 tỷ đồng và 824 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VNM cũng bị bán ròng gần 797 tỷ đồng. Chiều ngược lại, STB được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị 993 tỷ đồng. MBB và VHM được mua ròng lần lượt 730 tỷ đồng và 600 tỷ đồng.