• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:56:29 CH - Mở cửa
PSH: Lãnh đạo mua giá thấp, cổ đông nhỏ chịu thiệt
Nguồn tin: Đầu tư chứng khoán | 10/01/2022 7:50:07 SA
Phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ của Công ty cổ phần Thương mại đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (mã PSH) khiến nhà đầu tư có không ít băn khoăn.
 
3 lãnh đạo mua với giá chiết khấu hơn 40% thị giá
 
PSH vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc điều chỉnh và triển khai phương án phát hành riêng lẻ cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Theo phương án này, Công ty sẽ phát hành riêng lẻ gần 75,72 triệu cổ phiếu cho 3 nhà đầu tư cá nhân để tăng vốn lên gần 2.020 tỷ đồng, tức tăng khoảng 60% so với hiện nay.
 
Đáng chú ý, cả 3 nhà đầu tư “chiến lược” tham gia đợt phát hành riêng lẻ đều là lãnh đạo chủ chốt của Công ty, bao gồm ông Mai Văn Huy - Chủ tịch Hội đồng quản trị (dự kiến mua 60 triệu cổ phiếu), bà Võ Bích Trâm - Thành viên Hội đồng quản trị (dự kiến mua 10 triệu cổ phiếu) và ông Mai Hữu Phúc - Phó tổng giám đốc (dự kiến mua gần 5,72 triệu cổ phiếu còn lại). Trong đó, ông Mai Hữu Phúc chính là con trai ông Mai Văn Huy.
 
Xung quanh đợt phát hành này, nhà đầu tư quan tâm đến PSH không khỏi có những băn khoăn.
 
Cụ thể, mức giá chào bán của lô cổ phiếu riêng lẻ này là 14.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 40% so với giá đóng cửa của cổ phiếu PSH trong phiên giao dịch ngày 5/1/2021 (23.700 đồng/cổ phiếu).
 
Mức chiết khấu cao này có một phần nguyên nhân là thị giá cổ phiếu PSH đã tăng khá mạnh trong thời gian vừa qua với mức tăng khoảng 38% chỉ trong vòng 2,5 tháng. Nhưng nếu so với thị giá tại thời điểm phương án chào bán được trình và thông qua, mức giá phát hành vẫn thấp hơn gần 20%.
 
Giả định trong trường hợp cần vốn để đầu tư mở rộng, tại sao Công ty lại không lựa chọn phương án chào bán cho cổ đông hiện hữu - phương án dễ được đánh giá là hài hòa lợi ích giữa các nhóm cổ đông, mà phải thông qua phát hành riêng lẻ?
 
Trong cơ cấu cổ đông của PSH, ông Mai Văn Huy chính là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 66,65% vốn điều lệ - theo báo cáo quản trị công ty ngày 29/7/2021.
 
Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ sở hữu cổ phần của ông Mai Hữu Phúc là 0,42%, còn bà Võ Bích Trâm sở hữu 2,23%. Như vậy, không khó để suy luận, 3 cổ đông sở hữu đến 69,31% vốn điều lệ của PSH, trong đó có 2 người là thành viên Hội đồng quản trị đã bỏ phiếu thông qua việc phát hành riêng lẻ với giá bán ưu đãi cho chính mình.
 
Đợt phát hành nếu hoàn tất sẽ thay đổi đáng kể cơ cấu sở hữu của Công ty (giả định 3 nhà đầu tư mua phát hành riêng lẻ không bán bớt cổ phiếu trong thời gian thực hiện phát hành). Theo đó, tỷ lệ sở hữu của ông Mai Văn Huy sẽ tăng lên 71,34%, bà Võ Bích Trâm tăng lên 6,34% và ông Mai Hữu Phúc tăng lên 3,09%.
 
Tổng sở hữu của 3 cổ đông này sẽ lên tới 80,7% vốn điều lệ của PSH và với tỷ lệ sở hữu này, họ có khả năng quyết định gần như hầu hết các vấn đề cần Đại hội đồng cổ đông thông qua.
 
Lợi nhuận đột biến nhưng dòng tiền vẫn âm
 
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021, PSH đạt doanh thu thuần 4.020,1 tỷ đồng, giảm 21,4% so với cùng kỳ 2020; lợi nhuận sau thuế tăng 20,9 lần, với 247,2 tỷ đồng.
 
Bức tranh tăng trưởng lợi nhuận của PSH sau 9 tháng đầu năm 2021 khá tương đồng với một số doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm xăng dầu khác như Petrolimex, PV Oil trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới và trong nước liên tục tăng cao, giúp các doanh nghiệp ngành này hưởng lợi từ tồn kho với giá vốn thấp hơn.
 
Ngay cả trong quý III/2021, dù khu vực đồng bằng sông Cửu Long - thị trường chủ lực của Công ty - nằm trong vùng dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất nhưng giá dầu tăng vẫn hỗ trợ tích cực cho kết quả lợi nhuận của Công ty.
 
Tuy vậy, bất chấp lợi nhuận tăng trưởng mạnh hoạt động kinh doanh của PSH vẫn chưa tạo ra thặng dư dòng tiền. Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh đã âm 188,4 tỷ đồng, chủ yếu do nhu cầu vốn lưu động gia tăng khi hàng tồn kho tăng thêm 911,8 tỷ đồng và khoản phải thu tăng 199,3 tỷ đồng. Để đáp ứng nhu cầu vốn này, Công ty đã phải vay nợ ròng thêm 188 tỷ đồng.
 
Trong 2 năm trước đó, mặc dù có lợi nhuận nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty cũng liên tục âm, đặc biệt là năm 2020 âm đến 590 tỷ đồng. Cùng với nhu cầu đầu tư lớn vào các tài sản cố định, máy móc thiết bị khiến nợ vay của Công ty liên tục tăng nhanh.
 
Tính đến 30/9/2021, tổng nợ vay của PSH là 3.407,7 tỷ đồng, chiếm 32,2% tổng nguồn vốn, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu là 1,89 lần. Chi phí lãi vay của PSH 9 tháng đầu năm 2021 là 157,4 tỷ đồng.
 
Chi phí lãi vay lớn khiến lợi nhuận của Công ty chịu nhiều rủi ro biến động trong giai đoạn kinh doanh khó khăn.
 
Việc tăng vốn thành công sẽ giúp tăng vốn chủ sở hữu cho PSH, giảm tỷ lệ nợ vay trong cơ cấu nguồn vốn và có thể phần nào giảm bớt áp lực dòng tiền.
 
Tuy vậy, với tỷ lệ tăng vốn điều lệ thêm 60%, áp lực pha loãng đối với các chỉ số hiệu suất sinh lời trên tài sản, nguồn vốn của Công ty trong năm 2022 sẽ là không nhỏ. Mà không ai khác ngoài các cổ đông nhỏ lẻ của PSH là những người đầu tiên chịu áp lực này.