Đến thời điểm hiện tại đã có khoảng hơn 10 doanh nghiệp chính thức công bố báo cáo tài chính quý 4/2021 và kết quả kinh doanh của cả một năm qua. Trong đó có nhiều doanh nghiệp tiếp tục báo lỗ do Covid-19...
Dưới tác động của dịch bệnh kéo dài, năm 2021 tiếp tục trở thành một năm kinh doanh tồi tệ với Công ty CP Rượu và nước giải khát Hà Nội (Halico -
HNR). Báo cáo tài chính vừa công bố ghi nhận quý 4/2021, doanh thu thuần
HNR đạt 35 tỷ đồng, tăng 30% so với quý 4 năm ngoái, lãi gộp đạt gần 7 tỷ đồng tăng 75% so với quý 4/2020. Tuy nhiên, chi phí bán hàng tăng mạnh, kinh doanh dưới giá vốn khiến
HNR lỗ 6 tỷ đồng trong quý 4 năm nay, dù vậy vẫn cải thiện đáng kể so với khoản lỗ hơn 10 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung cả năm 2021 Halico đạt 102 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ so với năm ngoái. Tổng lỗ cả năm là 23,7 tỷ đồng nâng lỗ luỹ kế lên đến hơn 468 tỷ đồng. Đây đã là năm thứ 5 liên tiếp
HNR kinh doanh thua lỗ. Dòng tiền kinh doanh của
HNR chính thức âm 12,5 tỷ đồng trong khi năm ngoái còn dương gần 30 tỷ.
Đồ hoạ: K.Linh.
Một doanh nghiệp khác tiếp tục báo lỗ nặng trong năm 2021 vừa qua là Công ty Cổ phần Quốc tế Holding (
LMH). Báo cáo tài chính quý 4/2021,
LMH ghi nhận doanh thu vỏn vẹn hơn 64 triệu đồng không đủ trang trải chi phí quản lý doanh nghiệp khiến lỗ sau thuế hơn 3,3 triệu đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 1,3 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm 2021,
LMH đạt 22 tỷ đồng doanh thu thuần chưa bằng 1/3 doanh thu cùng kỳ năm ngoái. Nhờ giảm chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp nên lỗ giảm xuống còn hơn 12 tỷ đồng, con số lỗ này đã giảm đáng kể so với năm 2020 lỗ gần 81 tỷ đồng.
Tuy vậy, lỗ luỹ kế của
LMH đến cuối năm 2021 tăng lên 118 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu do đó giảm còn 138 tỷ đồng trong khi con số đầu năm là 150 tỷ. Nợ phải trả 324 tỷ gấp 2,3 lần vốn chủ sở hữu. Tổng tài sản của
LMH tính đến thời điểm cuối năm 2021 là 463 tỷ đồng trong đó các khoản phải thu ngắn hạn chiếm phần lớn 319 tỷ đồng. Riêng Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Ba Đình chiếm một khoản lớn khoảng 230 tỷ đồng. Đây là hợp đồng cho vay số 01/2018 ngày 18/4/2918 cho vay bằng hình thức tín chấp. Giữa
LMH và Ba Đình cũng có nhiều lùm xùm liên quan đến dự án Manhattan Tower tại Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội.
Trước đó tại kỳ họp ĐHĐCĐ năm 2021 diễn ra vào tháng 8/2021 cổ đông đã thông qua chỉ tiêu kinh doanh năm 2021 rất khả quan với doanh thu 162 tỷ đồng và lãi trước thuế 15 tỷ đồng. Như vậy
LMH hoàn toàn không đạt kế hoạch đề ra. Tuy vậy, trên thị trường cổ phiếu
LMH vẫn tăng mạnh trong thời gian qua, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng, thị giá của
LMH tăng 57%. Tuy nhiên, sau những thông tin vỡ lở về vụ đấu giá đất của Tân Hoàng Minh, thị giá của
LMH đổ đèo giảm mạnh.
Trong báo cáo soát xét bán niên năm 2021, kiểm toán cũng đã đưa ra nhiều ý kiến ngoại trừ liên quan đến các vấn đề về giá trị hàng hoá tồn kho, các khoản trả tước người bán, phải thu về cho vay…Theo đó kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính giữa niên độ không phản ánh trung thực và hợp lý. Ngoài ra kiểm toán còn cho rằng 6 tháng đầu năm
LMH lỗ hơn 12 tỷ đồng, lỗ luỹ kế là 118 tỷ đồng. Nợ gốc quá hạn thanh toán là 134 tỷ đồng. Những sự kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Đồ hoạ: K.Linh.
Công ty CP Cà phê Phước An (
CPA) cũng vừa công bố lỗ quý 4 năm nay 10 tỷ đồng tăng mạnh hơn 3 lần so với con số cùng kỳ năm 2020. Lý giải lợi nhuận quý 4 năm nay tăng mạnh theo ban lãnh đạo doanh nghiệp do tình hình Covid-19 đến nay vẫn làm ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê, công ty chỉ tập trung thị trường nội địa. Trong quý 4, công ty nhổ thanh lý vườn cây 43,15ha ghi giảm giá trị tài sản, giá trị còn lại chưa khấu hao hết đưa vào chi phí 5,6 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp quý 4 năm 2021 phát sinh so với quý 4 năm 2020 tăng 215% do trích lập dự phòng nợ phải thu quá hạn.
Tính chung cả năm 2021
CPA lỗ 11,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số lỗ của năm 2020 là 27 tỷ đồng. Tuy nhiên lỗ luỹ kế đến thời điểm hiện tại của
CPA lên đến 143 tỷ đồng.
Đồ hoạ: K.Linh.
2021 cũng trở thành năm kinh doanh tệ nhất của Công ty CP Công viên Nước Đầm Sen (
DSN) kể từ năm 2007 đến nay. Doanh thu thuần ở mức 25 tỷ đồng, giảm đến 70% so cùng kỳ. Điều này do trong năm 2021, hoạt động vui chơi giải trí của
DSN tạm ngừng nhiều lần để bảo đảm phòng chống dịch Covid-19. Dù tạm dừng hoạt động, các chi phí cố định vẫn phải thanh toán đầy đủ. Kinh doanh dưới giá vốn khiến công ty lỗ gộp 1,6 tỷ đồng trong khi năm 2020 lãi gộp 51 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh từ 13 tỷ đồng năm ngoái lên 40 tỷ đồng năm nay chủ yếu là lãi từ chuyển nhượng chứng khoán phát sinh số tiền gần 31 tỷ đồng. Nhờ đó, kết thúc năm 2021,
DSN có lãi ròng gần 25 tỷ đồng, giảm 40% so với thực hiện năm trước.
Đến 31/12/2021,
DSN đang có tổng tài sản gần 201 tỷ đồng, giảm 10% so với đầu năm. Công ty đã thu hẹp đến 90% khoản nợ dài hạn, chỉ còn 512 triệu đồng. Tuy nhiên, khoản nợ ngắn hạn tăng 31% lên trên 17 tỷ đồng, chủ yếu do trích lập dự phòng số tiền 8 tỷ đồng.
Tại Công ty CP Nhựa Đà Nẵng (
DPC), quý 4/2021, doanh thu của
DPC chỉ đạt gần 9 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ. Sau khi trừ giá vốn, lãi gộp của Công ty chỉ còn gần 3 tỷ đồng, giảm 46%. Biên lãi gộp giảm từ 43% xuống còn 32%.
Do trong kỳ
DPC phải thực hiện di dời toàn bộ hoạt động kinh doanh vào khu công nghiệp nên chi phí quản lý tăng mạnh lên hơn 3 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ ghi nhận 35 triệu đồng). Kết quả,
DPC báo lỗ sau thuế hơn 1.2 tỷ đồng trong quý 4/2021, trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 4 tỷ đồng.
Lũy kế năm 2021, doanh thu thuần của
DPC đạt hơn 48 tỷ đồng, còn lãi sau thuế ghi nhận gần 5 tỷ đồng, lần lượt giảm 27% và 41% so với cùng kỳ. Năm 2021, ban lãnh đạo
DPC kỳ vọng doanh thu có thể đạt 70 tỷ đồng và lãi trước thuế 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, với kết quả 4 quý vừa qua,
DPC chỉ mới thực hiện được gần 69% kế hoạch doanh thu và 86% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra.