Cổ phiếu LCG của CTCP Licogi 16 giảm hơn 5% trong tuần thị trường chao đảo vì cổ phiếu Bất động sản. Nhưng chuyển động giá của cổ phiếu này so với các cổ phiếu cùng ngành vẫn cho thấy một sự "lì đòn" đáng khen ngợi.
Chỉ giảm hơn 5% là thành công
Sóng Bất động sản đã khiến thị trường có một tuần giao dịch chao đảo. VN-Index tuần qua cũng chịu liên đới và điều chỉnh hơn 2%. Tuy nhiên, không phải toàn bộ nhóm cổ phiếu Xây dựng và Bất động sản đều thực sự xấu, vẫn có những trường hợp vẫn đang khá vững trước sóng gió, điển hình như
LCG.
Mã này so với VN-Index điều chỉnh nhiều hơn khi để mất 5,3%, tương ứng giảm từ 25.450 đồng/cổ phiếu xuống 24.100 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, dưới góc độ kỹ thuật thì
LCG vẫn đang là cổ phiếu có sức đề kháng riêng và không bị cuốn theo dòng xoáy tháo chạy chung của nhóm cổ phiếu Bất động sản.
Nếu như thực sự xấu,
LCG sẽ phải là mã bị đánh sập hết các đường xu hướng với lực bán ra bất chấp của nhà đầu tư đang nắm giữ.
Tuy nhiên, phản ứng điều chỉnh trong cả tuần qua cũng chỉ đưa
LCG trở về đúng nền giá đã tích lũy trong tháng 12/2021. Cổ phiếu ở phiên cuối tuần thậm chí còn có cầu mua lên để kéo giá neo trên đường MA20.
Điều này sẽ giúp
LCG tránh được việc tuột dốc không phanh. Khi nhà đầu tư bán ra nhóm Bất động sản tìm được sự ổn định tâm lý thì cơ hội để
LCG trở lại xu hướng tăng cũng sẽ là sớm nhất so với các mã khác.
Tất nhiên, dòng tiền "đu bám" có thể xuất hiện tại
LCG khi nhận ra sự "lì lợm" của cổ phiếu lẫn những cổ đông đang nắm giữ. Vì vậy, cổ phiếu sẽ còn đi cùng với nhiều nhịp rung lắc để sàng lọc nhà đầu tư thực sự có niềm tin vào doanh nghiệp.
Lợi nhuận trong năm 2022 dự báo phục hồi mạnh
Dù là doanh nghiệp có nguồn thu từ Bất động sản nhưng một yếu tố khiến
LCG có bản lĩnh hơn các cổ phiếu khác là Công ty còn đang tham gia mảng xây lắp, xây dựng cơ sở hạ tầng & hạ tầng năng lượng.
Theo đánh giá của Mirae Asset Securities (MAS), việc Chính phủ đang định hướng kích cầu nền kinh tế sau giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19 với số vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước dự kiến cân đối được trong năm 2022 là 526.106 tỷ đồng là cơ sở hỗ trợ cho các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm tới.
Trong 9 tháng năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ
LCG lần lượt đạt 1.709 tỷ và 174 tỷ đồng, lần lượt giảm 27,4% và 11,8% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng xây dựng giảm mạnh 45% cùng kỳ do ảnh hưởng dịch COVID-19 còn mảng bán bất động sản tăng 246% do ghi nhận chuyển nhượng dự án.
Trong năm 2021, MAS dự báo doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 2.617 tỷ và 231 tỷ đồng, giảm 26% và 25,7% cùng kỳ, trong đó mảng xây dựng ghi nhận doanh thu giảm 41%.
Năm 2022, MAS ước tính doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ phục hồi lên mức 4.113 tỷ và 473 tỷ đồng, tăng mạnh 57,2% và 104,4% cùng kỳ. Mảng xây dựng kỳ vọng phục hồi mạnh 87,6%, đạt 3.713 tỷ đồng doanh thu đến từ nhiều dự án như Cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nhà máy Điện gió Chơ Long...
Cùng với đó, mảng bán điện từ Chư Ngọc và Solar Pharm Nhơn Hải cùng doanh thu khác đạt 250 tỷ đồng, tăng 30,7%. Và doanh thu tài chính cũng có thể tăng 10% đạt 110 tỷ đồng.
Hiện Công ty đang triển khai các dự án: Nhà máy điện mặt trời Chư Ngọc có công suất 40 MWp, Cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên với giá thầu đầu tư 603 tỷ đồng, dự án cao tốc dự án QL45 – Nghi Sơn với tổng quy mô dự thầu 1.189 tỷ đồng do Liên doanh
LCG, Công ty TNHH Định An và C71 trúng thầu.
Cùng với đó là Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt với quy mô 1.186 tỷ đồng, trong đó phần công việc của
LCG chiếm 85%, nhà máy Điện gió Chơ Long, Hòa Đông 2, Lạc Hòa 2 (tổng thầu đạt 574 tỷ đồng) và Khu biệt thự cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng đồi Hòn Rơm (giá thầu đạt 112 tỷ đồng).
Theo kỳ vọng của MAS, EPS năm 2022 của
LCG có thể đạt 2.710 đồng/cp, tương ứng P/E forward đạt 8,6 lần.