• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
24 Tháng Mười Một 2024 4:14:11 CH - Mở cửa
Hội nghị Tài chính G20 không đưa ra thông cáo chung
Nguồn tin: Vietnam+ | 14/10/2022 2:20:00 CH
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương nhóm G20 đã bế mạc mà không đưa ra thông cáo chung do quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Saudi Arabia.
 
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20) đã bế mạc mà không đưa ra thông cáo chung do quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Saudi Arabia.
 
Các nhà lãnh đạo tài chính G20 đã tập trung thảo luận về vấn đề xung đột, đà tăng của lạm phát và khủng hoảng khí hậu. Song G20 đã không đưa ra được một thông cáo chung vào cuối Hội nghị như trong hai hội nghị gần đây nhất. Theo một nguồn tin thân cận, các quan chức Nga đã tham gia Hội nghị theo hình thức trực tuyến.
 
 
Bất chấp những bất đồng, các quan chức cho biết Hội nghị G20 vừa qua vẫn là một diễn đàn hữu ích, trước thềm hội nghị của các nguyên thủ quốc gia vào tháng tới tại Bali, Indonesia.
 
Theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati, quốc gia chủ trì hội nghị G20 năm nay, tất cả các nước thành viên nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải tiếp tục duy trì G20 như một diễn đàn kinh tế hợp tác hàng đầu. Bà Indrawati thừa nhận rằng G20 đang đối mặt với "nhiều thách thức" và "sự khác biệt về quan điểm". Bên cạnh đó, cuộc chiến tại Ukraine đang làm xấu đi tình hình kinh tế.
 
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Christian Lindner cho rằng ngay cả khi có những ý kiến trái chiều, G20 vẫn là một diễn đàn để các nhà lãnh đạo tham gia thảo luận.
 
Quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia đã trở nên căng thẳng, sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) quyết định giảm mạnh sản lượng. Động thái có thể khiến giá năng lượng tăng cao hơn. Phía Mỹ đã lên tiếng chỉ trích quyết định của OPEC+.
 
Trong khi đó, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang tìm cách áp giá trần đối với dầu thô xuất khẩu của Nga, nhằm giảm nguồn thu của “xứ Bạch dương”. Tuy nhiên, việc đạt được đồng thuận rộng rãi trên quy mô toàn cầu có thể là một thách thức lớn, khi Ấn Độ và Trung Quốc đẩy mạnh mua dầu của Nga.
 
Mặc dù không đưa ra được một thông cáo chung, song G20 vẫn đạt được tiến bộ trong một số vấn đề, bao gồm tài chính bền vững và nỗ lực áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn lớn.
 
Bên cạnh đó, G20 cũng cam kết tránh hiệu ứng lan truyền từ chính sách tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát, đồng thời chia sẻ mối lo ngại về biến động gia tăng của tiền tệ. Theo Bộ trưởng Indrawati, sự chuyển hướng sang chính sách thắt chặt tiền tệ đang tạo ra "rủi ro rất lớn" cho các quốc gia đang phải gánh nặng nợ nần./.