• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 4:07:13 SA - Mở cửa
Nông sản Campuchia "đổ bộ" thị trường Việt Nam
Nguồn tin: Báo Hải quan | 26/11/2022 8:15:00 CH
Vài năm trở lại đây, nhiều nông sản Campuchia ồ ạt "đổ bộ" vào thị trường Việt Nam, thậm chí có thời điểm Campuchia trở thành nhà cung cấp nông sản lớn nhất cho Việt Nam. Tình trạng này đã và đang đặt ra không ít vấn đề lo ngại.
 
 
Hạt điều là một trong những mặt hàng điển hình Việt Nam gia tăng NK từ Campuchia. Ảnh: ST
 
Nhập khẩu tăng mạnh
 
Là nước có thế mạnh sản xuất, XK nông sản, năm nay dự kiến XK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sẽ thu về con số ấn tượng khoảng 55 tỷ USD. Tuy nhiên, mỗi năm Việt Nam cũng bỏ ra nhiều tỷ USD để NK các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng, chế biến. Việt Nam chủ yếu NK nông, lâm, thủy sản từ Mỹ, Trung Quốc, Brazil, New Zealand… Tuy nhiên đáng chú ý là trong khoảng 2 năm trở lại đây, nông sản Campuchia bất ngờ "đổ bộ" Việt Nam. Quốc gia này trở thành nhà cung cấp chính cho thị trường Việt.
 
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, vào năm 2012, nông sản NK từ Campuchia chỉ đạt 214,8 triệu USD với vỏn vẹn 4 mặt hàng gồm: gỗ và sản phẩm từ gỗ, ngô, thủy sản, cao su. Trong đó, cao su là mặt hàng NK có giá trị cao nhất khi đạt 171,2 triệu USD. Đến năm 2015, Việt Nam vẫn NK 4 mặt hàng như trên từ Campuchia nhưng kim ngạch đã tăng lên 537,6 triệu USD. Tiếp đó, năm 2020, con số NK đạt khoảng 756,2 triệu USD. Ngoài 4 mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ, ngô, thủy sản, cao su, trong năm 2020, Việt Nam bắt đầu NK cả rau quả của Campuchia.
 
Năm 2021 chứng kiến sự "đổ bộ" thần tốc của nông sản Campuchia vào Việt Nam khi kim ngạch NK tăng lên 3,487 tỷ USD, tăng gấp 4,6 lần so với năm 2020 và gấp 16,2 lần năm 2012. Các nhóm hàng chính Việt Nam NK từ Campuchia gồm: hạt điều, gỗ và sản phẩm từ gỗ, ngô, đậu tương, cao su, gạo và rau quả. Trong đó, kim ngạch NK cao su và hạt điều cùng nhau vượt qua mốc 1 tỷ USD, lần lượt đạt 1,54 tỷ USD và 1,87 tỷ USD. Thậm chí, việc NK hạt điều ồ ạt từ Campuchia trong năm 2021 có dấu hiệu gian lận thương mại.
 
Báo cáo của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia cho thấy, XK nông nghiệp năm 2021 của quốc gia này đạt gần 5 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về NK nông sản Campuchia với gần 3,5 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước đó, Campuchia đã XK 3,5 triệu tấn thóc sang Việt Nam, tăng 61%. Các nông sản khác cũng lần lượt tăng 10-400%. Với hạt điều, năm 2021, 99% sản lượng của Campuchia được XK sang Việt Nam với gần 1 triệu tấn, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2020.
 
Trong các thị trường cung cấp nông sản cho Việt Nam, vài năm gần đây Campuchia đã dần chiếm vị trí chủ đạo, đặc biệt là trong năm 2021. Thậm chí, vào thời điểm tháng 9/2021, quốc gia này còn vươn lên vị trí số 1, vượt qua cả Mỹ và Trung Quốc. Bước sang 10 tháng năm 2022, Việt Nam đã chi tới 2,429 tỷ USD để nhập các mặt hàng nông sản từ Campuchia. Dù kim ngạch NK một số mặt hàng từ Campuchia giảm khá mạnh, song đây vẫn là một trong những nhà cung cấp chính hàng hóa nông sản cho Việt Nam.
 
Campuchia thành đối thủ cạnh tranh?
 
Đánh giá về nông sản Campuchia, chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân phân tích: nông sản Campuchia có ưu điểm là khi canh tác sử dụng rất ít các loại hoá chất bảo vệ thực vật, giống tốt, đất đai màu mỡ nên nông sản không chỉ ngon mà chất lượng còn đảm bảo, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ví dụ như, gạo Campuchia được thị trường Việt ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon, dẻo, giá thành lại rẻ hơn so với sản phẩm gạo cùng loại của Việt Nam.
 
Vài năm trở lại đây, người dân và doanh nghiệp Việt có xu hướng sang Campuchia thuê đất nông nghiệp để trồng khoai, sắn, mía, ngô hay nuôi bò... bởi quỹ đất nông nghiệp của quốc gia này còn rất lớn. Giá đất nông nghiệp của Campuchia cho thuê thấp, chi phí thuê lao động làm việc cũng rẻ hơn so với Việt Nam. Đến khi thu hoạch, những loại nông sản này được đưa trở lại Việt Nam tiêu thụ nên có tình trạng nông sản Campuchia XK qua nước ta tăng đột biến.
 
“Nhìn nhận một cách thẳng thắn, việc NK để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước là không tránh khỏi. Song, hàng Việt đang phải cạnh tranh với nông sản Campuchia trên "sân nhà". Đặc biệt, với hướng sản xuất thiên về hàng chất lượng cao, nông sản Campuchia còn trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt trên thị trường quốc tế”, chuyên gia Võ Tòng Xuân nói.
 
Vị này dẫn chứng với mặt hàng gạo, dù đi sau Việt Nam nhưng Campuchia nhanh chóng trở thành nhà cung cấp gạo lớn thứ 4 vào châu Âu. Thời gian qua, XK gạo của Campuchia sang Trung Quốc cũng tăng mạnh, trong khi gạo Việt XK sang thị trường này lại quay đầu giảm. Đáng chú ý, các mặt hàng trái cây Campuchia liên tục được cấp phép XK sang thị trường Trung Quốc. Mới đây nhất, sau xoài và chuối, nhãn Campuchia chính thức XK vào thị trường Trung Quốc. Campuchia cũng đang hoàn tất thủ tục cuối cùng để XK lô hàng cá tra đầu tiên vào Trung Quốc.
 
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian tới một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm cùng loại của Campuchia, Thái Lan tại thị trường Trung Quốc.
 
Một số chuyên gia nông nghiệp nhìn nhận, thị trường thế giới đang trong xu hướng biến chuyển. Người tiêu dùng không chỉ ăn ngon, ăn sạch mà còn quan tâm đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, môi trường. Ngay cả Trung Quốc, thị trường vốn được đánh giá là "dễ tính" vài năm trở lại đây cũng dần không còn "dễ tính". Họ bắt đầu nâng chuẩn, siết chặt các điều kiện về an toàn thực phẩm với hàng hóa NK. Campuchia không chỉ đi đúng hướng mà còn thích ứng nhanh nên kim ngạch XK tăng trưởng tốt. Việt Nam nếu không thay đổi tư duy sản xuất cũng như cách tiếp cận thị trường, làm thương hiệu… thì nguy cơ thị phần tại Trung Quốc sớm muộn cũng bị đối thủ Campuchia giành lấy.