• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 3:36:12 SA - Mở cửa
Hồ thủy điện Quảng Nam giúp cắt giảm 40% lũ cho hạ du
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam | 12/12/2022 7:00:00 SA
Những năm qua, các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn tỉnh Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc cắt giảm nước lũ, hạn chế thiệt hại cho vùng hạ du.
 
https://fireant.vn/
 
Tỉnh Quảng Nam có 36 thủy điện lớn nhỏ, trong đó có 4 thủy điện lớn có ảnh hưởng đến vùng hạ du. Ảnh: Lê Khánh.
 
Tính đến nay, toàn tỉnh Quảng Nam có tổng cộng 36 thủy điện lớn nhỏ, trong đó có 4 thủy điện lớn ảnh hưởng đến vùng hạ du khu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là Sông Bung 4, Đắk Mi 4, A Vương và Sông Tranh 2. Những năm qua, ngoại trừ những trường hợp hi hữu, bất khả kháng thì các thủy điện này đã góp phần không nhỏ trong việc cắt lũ, giảm thiệt hại cho vùng hạ du.
 
Tại Quảng Nam, mùa lũ được quy định bắt đầu từ ngày 15/9 đến 15/12. Trong khoảng thời gian đó, khi Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia có bản tin cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới hoặc các hình thức thời tiết gây mưa lớn, ảnh hưởng tới vùng dân cư dọc các con sông ở hạ nguồn thì các hồ chứa thủy điện sẽ thực hiện vận hành điều tiết mực nước hồ theo các kịch bản khác nhau đã được xây dựng sẵn.
 
Việc vận hành các hồ chứa sẽ được thực hiện trong vòng 24 – 48h khi mưa lớn và tùy thuộc vào mực nước hiện tại trong hồ cũng như mực nước sông ở hạ du. Trong thời điểm bắt đầu từ mùa lũ, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh sẽ yêu cầu chủ các hồ chứa hạ dần mực nước hồ về mức nước đón lũ thấp nhất để dành dung tích chứa nước trước những đợt mưa lớn. Lúc này, những cơn mưa xảy ra ở vùng thượng nguồn sẽ không ảnh hưởng đến vùng hạ du.
 
Theo ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, trong giai đoạn vào mùa lũ, tỉnh tiếp tục chia ra 2 giai đoạn, từ 15/9 đến 15/11 (lũ chính vụ) và từ 16/11 đến 15/12 (giai đoạn ít xuất hiện lũ và mưa lớn).
 
 
Năm 2020 là trường hợp bất khả kháng khi thủy điện Đắk Mi 4 buộc phải xả lũ về hạ du, gây ảnh hưởng ở huyện Nam Giang. Ảnh: Lê Khánh.
 
Với 2 giai đoạn lại quy định về mực nước đón lũ tại các hồ chứa khác nhau. Trong đó, giai đoạn sau, do ngoài chính vụ lũ nên mực nước đón lũ thấp nhất sẽ cao hơn giai đoạn trước, tránh trường hợp thiếu nước phục vụ cho công tác tưới tiêu và hạn chế mặn vào mùa khô.
 
“Khi có thông tin dự báo và theo dõi mưa, khả năng có lũ về hồ và mực nước ở hạ du chưa dâng cao, chúng tôi sẽ chỉ đạo các chủ hồ chứa vừa đón nước về hồ vừa đưa nước về hạ du. Tuy nhiên, việc đưa nước về hạ du sẽ ở mức độ nhỏ nhằm không tạo đột biến lớn dẫn đến nước sông dâng cao đột ngột, gây khó khăn trong công tác ứng phó ngập úng của người dân địa phương”, ông Tý nói.
 
Khi các hồ đã tích đầy nước, phải tiến hành xả lũ về hạ du, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam sẽ tính toán các kịch bản có thể xảy ra, sau đó phát hành bản tin hàng ngày cho các hồ. Từ đây, chủ hồ chứa tiếp tục phát lại bản tin này cho những địa phương vùng hạ du bị ảnh hưởng qua loa phát thanh. Việc cảnh báo này phải được thực hiện ít nhất 4 giờ trước khi vận hành xả lũ để đủ thời gian cho người dân ứng phó, di chuyển đồ đạc lên cao hoặc di dời đến nơi an toàn.
 
Theo ông Tý, việc xả lũ của các thủy điện cũng phải hạn chế xả vào ban đêm. Trong trường hợp có lũ lớn, bắt buộc phải xả thì cố gắng hạn chế lưu lượng nước về hạ du đến mức thấp nhất cho đến 4 giờ sáng ngày hôm sau mới xả lớn dần. Do đó, trong các lệnh điều tiết sẽ có 1 khoảng lưu lượng chứ không có lưu lượng cố định.
 
“Ngoài ra, trong những đợt lũ, các hồ chứa thủy điện trên địa bàn cũng tính phương án cắt giảm đỉnh lũ. Nghĩa là khi xác định được thời gian của đỉnh lũ (giai đoạn mực nước về hồ cao nhất) thì sẽ tiến hành xả lũ trước. Thời điểm này, lưu lượng xả dù lớn hơn lượng nước về hồ khi chưa có đỉnh lũ nhưng không tạo đột biến. Từ đó sẽ hạ thấp dần mực nước hồ, sẵn sàng dung tích tích nước vào thời điểm đỉnh lũ.
 
Do đó, trong trường hợp có lũ quét, lũ ống về hồ thì một lượng nước lớn sẽ được giữ lại trong các hồ chứa, không tràn về vùng hạ du. Chúng tôi luôn tính toán làm sao để đưa nước về hạ du càng ít càng tốt, còn muốn giảm lũ cho hạ du thì đòi hỏi người dân phải thích ứng”, ông Tý chia sẻ.
 
 
Những năm qua, thủy điện ở Quảng Nam đã góp phần cắt giảm lũ cho hạ du khoảng 40%. Ảnh: Lê Khánh.
 
Cũng theo ông Tý, trong những năm qua, nhìn chung các hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã góp phần cắt giảm lũ cho vùng hạ du khoảng 40%, giảm thiểu thiệt hại cho người dân. Chỉ có trường hợp của thủy điện Đắk Mi 4 vào năm 2020 là trường hợp hi hữu với tỷ lệ 1.000 năm mới xảy ra 1 lần. Lúc đó, lưu lượng nước về hồ lên đến hơn 15.000m3/s nên buộc phải xả về hạ du với lưu lượng 7.000m3/s, đã gây ra thiệt hại cho các hộ dân ở huyện Nam Giang nhưng đây là trường hợp bất khả kháng, không còn cách nào khác để điều tiết được.
 
Ngoài ra, để theo dõi và chỉ đạo quá trình vận hành của các hồ chứa thủy điện, hiện nay tại điểm đo mực nước, cửa xả của các hồ chứa đều được lắp đặt hệ thống camera. Hình ảnh trực tiếp từ các camera này sẽ truyền về Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Nếu các chủ hồ chứa không tuân thủ quy trình, chỉ đạo của ngành chức năng sẽ được phát hiện, xử lý cũng như xử lý trách nhiệm.
 
“Để cảnh báo cho người dân ở vùng hạ du, chúng tôi còn sử dụng phương thức bằng tin nhắn SMS. Theo đó, tỉnh Quảng Nam có chỉ đạo các nhà mạng phối hợp với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong trường hợp phức tạp phải hỗ trợ tin nhắn. Khi đó Ban sẽ viết 1 đoạn thông tin cảnh báo gửi qua cho Sở Thông tin và Truyền thông để Sở này đưa về các nhà mạng. Tất cả những người dân có điện thoại đang ở trong địa bàn tỉnh sẽ nhận được tin nhắn này”, ông Tý thông tin thêm.