Để tối ưu hoá quản trị điều hành và thuận tiện trong các công tác sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và áp dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Điều này góp phần giúp đơn vị tinh giản được các công tác quản lý, vận hành và đạt được nhiều kết quả tốt.
Thích nghi trong cách mạng công nghiệp 4.0
Trong bối cảnh thị trường ngày càng biến động, sự cạnh tranh mạnh mẽ, khốc liệt của nền kinh tế trong và ngoài nước, sự dịch chuyển năng lượng cùng với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý văn bản, hồ sơ công việc thông qua môi trường mạng năm 2019. Điều này, buộc nhiều đơn vị và cơ quan phải liên tục đổi mới và cải tiến các cách thức quản trị và vận hành, trong đó có
BSR. Đơn vị đã chủ động trong các công tác cải tiến hệ thống vận hành, quản lý và sản xuất nhờ ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0.
Công tác vận hành sản xuất của BSR được thể hiện thông qua các biểu đồ trực quan trên ứng dụng giúp dễ dàng theo dõi, quản lý.
Trong công tác chuyển đổi số của
BSR, từ năm 2016 đơn vị đã áp dụng hệ thống đánh giá chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) với hơn 500 KPI được áp dụng thực hiện. Tối ưu hoá Nhà máy lọc dầu Dung Quất (NMLD Dung Quất – nhà máy do
BSR quản lý và vận hành) với các công tác tinh chỉnh bộ điều khiển và triển khai hệ thống điều khiển đa biến, giúp
BSR tiết kiệm được khoảng 12 triệu USD. Trong 2 năm qua,
BSR đã đẩy mạnh việc chuyển đổi số toàn diện trong các hoạt động sản xuất kinh doanh giúp đơn vị đạt được nhiều thành quả cao.
Ông Hoàng Ngọc Tú - Trưởng ban Công nghệ thông tin
BSR cho biết, từ năm 2019 đến nay,
BSR đã áp dụng các công tác chuyển đổi số như hoàn thành và áp dụng hệ thống bộ giải pháp Văn phòng điện tử gồm 15 phân hệ tích hợp; triển khai và đưa vào vận hành chính thức hệ thống quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP) giai đoạn 1 được tích hợp đồng bộ với các hệ thống quản lý sản xuất, quản lý bảo dưỡng, trình ký điện tử…; triển khai và đưa vào khai thác chính thức giải pháp làm việc hiệu suất cao trên nền tảng Microsoft 365 cho toàn bộ cán bộ công nhân viên.
Ngoài ra,
BSR còn đẩy mạnh khai thác và cải tiến các hệ thống quản lý sản xuất, bảo dưỡng hiện hữu theo định hướng thông minh và tích hợp; tự phát triển và xây dựng hàng loạt hệ thống như: hệ thống báo cáo quản trị trực quan (Visualization) công tác sản xuất, bảo dưỡng, thương mại, nhân sự, công việc theo thời gian thực (realtime); hệ thống khai báo và kiểm soát dịch Covid-19 cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) và nhà thầu, đối tác, khách hàng.
Bên cạnh đó, các hệ thống khảo sát nội bộ, giải pháp bán và tiếp nhận hồ sơ thầu qua mạng; chuyển đổi cơ sở hạ tầng, trung tâm dữ liệu dự phòng, các giải pháp bảo mật lên điện toán đám mây (Public cloud) để tối ưu tiết giảm chi phí và xây dựng hệ thống máy tính ảo để quản lý tập trung, phục vụ công tác làm việc mọi lúc mọi nơi, tăng cường bảo mật dữ liệu công ty và linh hoạt trong công tác cấp phát trang thiết bị cho người dùng cũng đã giúp
BSR tỉnh giản, thuận tiện hơn trong công việc.
Đẩy mạnh chuyển đổi số
Công tác chuyển đổi số đã giúp
BSR đạt được các thành tựu cao trong công tác quản lý như thay đổi phương thức lãnh đạo điều hành sang hình thức chủ động. Trong đó, các cấp quản lý luôn có đầy đủ các thông tin cần thiết dưới hình thức trực quan theo thời gian thực để chỉ đạo, ra quyết định nhanh chóng hiệu quả. Các cấp quản lý và CBCNV hoàn toàn có thể làm việc mọi lúc mọi nơi trên nhiều nền tảng, thiết bị. Hoạt động làm việc nhóm, hiệu xuất cao được đẩy mạnh, các công việc được nhiều người cùng xử lý song song trên một nền tảng. Các hệ thống quy trình làm việc được tích hợp chặt chẽ giúp công việc thực hiện qua các công đoạn, bộ phận được nhanh hơn, hiệu quả hơn và đặc biệt giảm thiểu được nhiều rủi ro tiềm ẩn từ cách làm đơn lẻ độc lập.
Đổi mới các công tác sản xuất kinh doanh, quản lý, vận hành thông qua ứng dụng hoạt động trên đa nền tảng.
Năm giá trị cốt lõi của
BSR là “Chính trực – Chuyên nghiệp – Sáng tạo – Đoàn kết - Hiệu quả” cũng được thể hiện rõ nét thông qua công tác chuyển đổi số và giúp văn hoá số cùng năng lực chuyển đổi số tại đơn vị được nâng cao. Nhu cầu cần thiết trong công tác chuyển đối số, cải tiến toàn diện công việc trên nền tảng số được định hình trong nhận thức của tất cả CBCNV. Mô hình ngày càng được nhiều người tham gia vào công tác hiến kế cải tiến hệ thống, quy trình của công ty trong hành trình chuyển đổi.
Ngoài ra,
BSR còn chủ động thích ứng chuyển đổi số với việc sử dụng chữ ký điện tử, hoá đơn điện tử và phát triển các ứng dụng của
BSR. Việc sử dụng chữ ký điện tử (có 2 loại được thế giới và Việt Nam công nhận cấp phép) giúp các công việc cần có chữ ký được thực hiện nhanh chóng thông qua các ứng dụng có thể hoạt động trên các thiết bị di động thông minh và máy tính bảng… Các ứng dụng do
BSR phát triển giúp công ty có thể nhanh chóng cung cấp các dịch vụ như: cung cấp thông tin của
BSR; quản lý xe; quản lý đăng ký nhà thầu làm việc và quản lý đăng ký phòng họp…
Qua các hiệu quả của công tác chuyển đổi số và các thành tự đạt được,
BSR đã đưa ra tầm nhìn số “Chuyển đổi số hỗ trợ và thúc đẩy quá trình dịch chuyển mô hình kinh doanh tối ưu phương thức hoạt động và nâng cao năng lực quản trị vận hành”. Trong giai đoạn tới,
BSR sẽ tiếp tục nghiên cứu và đẩy mạng công tác chuyển đổi số để thúc đẩy hiện hiện thực hoá chiến lược của đơn vị trong giai đoạn 2022 – 2025 và tầm nhìn 2030 – 2035.