Đại dịch COVID-19 cùng áp lực cạnh tranh lớn… đã và đang khiến Tổng Công ty CP Bia rượu, Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) ngày càng “teo tóp” lợi nhuận.
Để giành lại vị thế và thị phần,
SAB đã và đang tung ra các sản phẩm mới, nhưng điều này lại đẩy chi phí quảng cáo tăng, khiến biên lợi nhuận càng mỏng thêm.
Lợi nhuận của SAB có xu hướng giảm dần trong các năm qua.
Lợi nhuận xuống đáy 6 năm
Trong năm 2021, doanh thu thuần
SAB đạt 26.374 tỷ đồng, giảm gần 6% so với năm 2020. Tương tự quý IV/2021, trong khi biên lãi gộp giảm do giá vốn hàng bán đắt hơn,
SAB đã phải chi nhiều tiền hơn cho các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi, dẫn tới chi phí bán hàng tăng hơn 22%. Khoản chi này năm vừa qua đã tiêu tốn của
SAB hơn 3.500 tỷ đồng, trong đó, phần chi cho quảng cáo và khuyến mãi chiếm hơn 60%, tương đương 2.192 tỷ đồng.
Kết quả,
SAB đạt lợi nhuận sau thuế hơn 3.929 tỷ đồng, giảm khoảng 20% so với năm 2020. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay của doanh nghiệp này.
Lép vế so với đối thủ
Đối thủ cạnh tranh chính của
SAB là Công ty TNHH Bia và Nước giải khát Heineken Việt Nam. Dù dịch bệnh, nhưng doanh thu của Heineken năm 2020 vẫn tăng và đạt hơn 55.700 tỷ đồng. Những năm trước đó, doanh thu của Heineken vẫn tăng gần 20%/năm. Như vậy, doanh thu của Heineken ngày càng bỏ xa doanh thu của
SAB.
3.929 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế của SAB trong năm 2021, giảm khoảng 20% so với năm 2020.
Không những nổi trội hơn so với
SAB về doanh thu, lợi nhuận ròng của riêng Heineken Việt Nam cũng bỏ xa đối thủ. Năm 2020, công ty mẹ của Heineken lãi ròng 8.868 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ. Con số này gần gấp đôi nếu so với lợi nhuận hợp nhất của
SAB, 4.937 tỷ đồng. Đặc biệt, biên lợi nhuận gộp của Heineken Việt Nam duy trì trên mức 53% liên tục trong nhiều năm. Còn tại
SAB, dù cải thiện mạnh mẽ khi về tay ThaiBev, nhưng vẫn chỉ dừng ở mức 30%.
Dù vậy,
SAB vẫn là thương hiệu bia nắm thị phần số 1 với 39,6%; Heineken xếp thứ hai với 33,5%. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của
SAB thua kém nhiều so với đối thủ lớn nhất.
Thách thức còn bỏ ngỏ
Để dành lại thị phần từ đối thủ,
SAB liên tục tung ra dòng bia mới, đón đầu xu hướng cao cấp hóa sản phẩm. Đặc biệt, kết quả bán hàng ban đầu tích cực của sản phẩm Saigon Chill, nhắm đến nhóm đối tượng khách hàng trẻ được kỳ vọng sẽ củng cố tốt thị phần và biên lợi nhuận của
SAB trong tương lai nhờ định vị sản phẩm cao cấp hơn của thương hiệu Saigon Chill so với các sản phẩm cốt lõi hiệu hữu.
Theo Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), việc
SAB thâm nhập vào phân khúc bia cận cao cấp là một chiến lược đúng đắn, phù hợp với xu hướng tăng thu nhập bình quân của người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, Saigon Chill vẫn trong giai đoạn đầu nhận diện thương hiệu nên chưa có nhiều thế mạnh và sẽ chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ phía đối thủ. Hơn nữa, thương hiệu Saigon Chill đang trong giai đoạn xây dựng thương hiệu nên chi phí quảng cáo tiếp tục gia tăng, làm giảm lợi nhuận của
SAB.
Tuy nhiên, Bộ phận nghiên cứu của SSI cho rằng dù áp lực chi phí tăng từ quảng cáo sản phẩm mới, song
SAB vẫn có khả năng tăng biên lợi nhuận trong trung hạn nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí. Dù vậy, tình hình dịch bệnh cùng đối thủ cạnh tranh khá trực diện tại thị trường nội địa là Heniken sẽ là thách thức rất lớn đối với
SAB trong thời gian tới.