• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,09 -3,46/-0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,09   -3,46/-0,28%  |   HNX-INDEX   221,68   -0,01/0,00%  |   UPCOM-INDEX   92,84   +0,04/+0,04%  |   VN30   1.314,81   -2,14/-0,16%  |   HNX30   461,80   +1,55/+0,34%
21 Tháng Giêng 2025 8:56:26 CH - Mở cửa
VPB: Tham vọng vươn lên vị thế dẫn đầu về vốn, VPBank trở lại mảng ngân hàng đầu tư
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 17/02/2022 10:31:24 SA
Rót vốn để VPBank Securities nằm trong top những công ty chứng khoán có vốn cao nhất thị trường, VPBank đang đặt mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu về vốn. Ngân hàng này nuôi tham vọng tăng mạnh mảng ngân hàng đầu tư, đặc biệt là đầu tư chứng khoán trong bối cảnh thị trường chứng khoán sôi động trở lại và trở thành một kênh đầu tư được quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư trong nước.
 
VPBank vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2022, bán 15% vốn cho nhà đầu tư ngoại và tiếp tục chia cổ tức, tăng mạnh vốn điều lệ. Đây là một trong những chiến lược của VPBank sau khi ngân hàng này vừa tăng vốn chủ sở hữu lên mức kỷ lục hơn 86 nghìn tỷ đồng, lọt top dẫn đầu về vốn trên thị trường.
 
Hiện thực hóa mục tiêu
 
Nếu việc chào bán thành công 15% vốn cho đối tác chiến lược nước ngoài và chia cổ tức khủng bằng cổ phiếu năm nay sẽ giúp VPBank hiện thực hóa mục tiêu tăng vốn điều lệ lên mức cao nhất hệ thống.
 
“Việc thực hiện chia cổ tức được tiến hành trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cổ đông và đảm bảo nguồn vốn cũng như thực hiện tham vọng vươn lên vị thế dẫn đầu về vốn của VPBank những năm tới”, bà Lưu Thị Thảo, Phó Tổng Giám đốc VPBank chia sẻ.

 
Với tiềm lực mới, VPBank đã trở lại phát triển mảng ngân hàng đầu tư. 
 
Bên cạnh đó, VPBank cũng lên kế hoạch mở rộng một số mảng kinh doanh mới. Bằng chứng là VPBank đã hoàn tất việc “thâu tóm” chứng khoán ASC (ASCS) khi mua lại hơn 26 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 97,42% vốn tại ASCS. Đây là bước đi để ngân hàng này tìm lại vị thế trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, cũng là cách để phát triển đa dạng các dịch vụ trên nền tảng khách hàng hiện hữu và phát triển khách hàng mới.
 
Về hoạt động kinh doanh ASCS, những năm qua nhìn chung khá “buồn” và gần như không còn phát sinh hoạt động. Trong quý III/2021, ASCS phát sinh doanh thu 280 triệu từ việc nhận cổ tức, tiền lãi phát sinh. Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, ASCS lỗ 322 triệu đồng trong quý III. Hiện, ASCS đang lỗ lũy kế hơn 20 tỷ đồng.
 
Vào năm 2016, ASCS đã chấm dứt giao dịch tại HoSE, đồng thời cũng chấm dứt tư cách thành viên tại Sở giao dịch.
 
Tại Đại hội đồng cổ đông 2022, chứng khoán ASC đã thông qua việc tăng vốn và đổi tên thành CTCP Chứng khoán VPBank (VPBank Securities).
 
Đáng chú ý, VPBank Securities sẽ tiến hành chào bán hơn 865 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá thấp nhất là 10.000 đồng/cp. Với nguồn vốn phát hành thêm này, VPBank dùng để bổ sung cho nguồn lực cho mảng hoạt động kinh doanh môi giới, tự doanh và bảo lãnh phát hành chứng khoán.
 
Như vậy, vốn điều lệ của VPBank Securities sẽ tăng gấp hơn 33 lần, từ gần 269 tỷ đồng lên mức 8.920 tỷ đồng. Đây là kỷ lục về mức tăng vốn điều lệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng nghĩa, VPBank Securities có thể cho vay tối đa gấp 2 lần vốn chủ sở hữu (gần 18.000 tỷ đồng).
 
Cũng tại Đại hội đồng cổ đông, VPBank Securites đặt mục tiêu doanh thu 1.509 tỷ đồng, gấp 131 lần năm 2021. Lợi nhuận sau thuế năm 2022 được đặt ra là 632 tỷ đồng, gấp hơn 105 lần thực hiện trong năm 2021.
 
Cách đây 5 năm, VPBank thoái vốn khỏi Chứng khoán VPS. Thời điểm đó, quyết định này được cho là hợp lý khi ngân hàng tập trung vào tín dụng tiêu dùng để mang lại lợi nhuận cao và đảm bảo tăng trưởng về quy mô.
 
Trong vài năm gần đây, VPBank đã phát triển rất mạnh về quy mô vốn, tài sản và đặc biệt lợi nhuận, từ vài nghìn tỷ lên vài chục nghìn tỷ và trở thành quán quân lợi nhuận trên thị trường trong năm 2021 với lãi trước thuế 38 nghìn tỷ đồng (trong đó có một phần thu về từ thương vụ bán cổ phần FE Credit cho đối tác Nhật SMBC), gấp hơn 4 lần so với năm 2020, bỏ xa các ''ông lớn'' trong ngành như Vietcombank, BIDV hay VietinBank.
 
Với tiềm lực mới, VPBank đã trở lại phát triển mảng ngân hàng đầu tư. Theo đó, VPBank Securities sẽ chủ yếu tập trung vào các sản phẩm để phục vụ nhu cầu đầu tư của khách hàng như: trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cho vay margin… phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thị trường vốn.
 
Chất xúc tác cho cổ phiếu
 
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VPB đã rời vùng đỉnh lịch sử, lùi dần về mức đáy 4 tháng, chốt phiên ngày 16/2 ở mức 35.650 đồng/cp sau khi tăng khoảng 1,6 lần trong vòng 1 năm qua và tăng gấp khoảng 3,6 lần trong vòng 2 năm.
 
Theo các công ty chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng nói chung và cổ phiếu VPB nói riêng đang phải đối diện với một số áp lực như nợ xấu có nguy cơ tăng, giá không còn rẻ, phát hành cổ phiếu giấy quá nhiều...
 
Thực tế, kết thúc năm 2021, VPBank là một trong những ngân hàng có lợi nhuận hợp nhất cao nhất và hiệu quả sinh lời tốt nhất hệ thống: Dẫn đầu về ROE (25,4%), dẫn đầu về hệ số an toàn vốn (14,3%), dẫn đầu về tổng thu nhập hoạt động trong số ngân hàng TMCP tư nhân (44.300 tỷ đồng), thuộc nhóm ngân hàng có chi phí vận hành tốt nhất (CIR 24,2%), biên lợi nhuận (NIM) hấp dẫn nhất 8,1%...
 
Tuy nhiên, VPBank cũng là một trong những ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, đặc biệt lợi nhuận của FE Credit không đạt kế hoạch, nợ xấu tăng cao khiến lợi nhuận hợp nhất không đạt kế hoạch. Đây cũng là điều khiến cổ đông lo lắng.
 
Mặc dù vậy, một số chuyên gia phân tích dự báo năm 2022, nhóm ngân hàng, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng tư nhân được kỳ vọng sẽ trở lại với vai trò dẫn dắt trên thị trường chứng khoán.
 
Cụ thể, cổ phiếu nhóm ngành này được dự báo còn đi lên trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng gia tăng, nợ xấu giảm và lợi nhuận được kỳ vọng tiếp tục tăng cao với tốc độ khoảng 30%.
 
Đáng chú ý, từ cuối năm 2021, đầu năm 2022 đến nay, tự doanh chứng khoán liên tục mua ròng cổ phiếu ngân hàng, trọng tâm mua ròng là cổ phiếu VPB và TCB (Techcombank).
 
“Việc tăng vốn, gọi thêm đối tác ngoại… sẽ là một chất xúc tác cho cổ phiếu VPB trong năm 2022”, một chuyên gia nhận định.