• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:23:57 SA - Mở cửa
FCN: Kinh doanh liên tiếp 'cài số lùi', cổ phiếu FCN liệu còn 'hút' khách?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 22/02/2022 10:00:59 SA
Trái ngược với đà tăng nóng của cổ phiếu trong thời gian qua, kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Fecon (FCN) lại khiến nhiều nhà đầu tư “lắc đầu ngao ngán” khi kết thúc năm tài chính, công ty không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm mà chỉ đạt 65,6% kế hoạch. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp Fecon không hoàn thành được các chỉ tiêu kinh doanh mà ĐHĐCĐ thường niên đề ra trong năm.
 
Thị trường chứng khoán năm 2021 ghi nhận 1 năm với đà tăng trưởng mạnh mẽ của cổ phiếu nhóm các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng trên sàn chứng khoán và tạo ra nhiều "đợt sóng" cao trào khiến cho các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.
 
Cổ phiếu tăng nóng, lãnh đạo chốt lời
 
Sự tăng trưởng của nhóm này được đánh giá nhờ có tác động tích cực từ chủ trương giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án hạ tầng giao thông. Theo đó, cổ phiếu FCN cũng là 1 trong những cổ phiếu nằm trong danh sách được hưởng lợi từ đầu tư công.

 
Trong vòng hơn hai tháng, thị giá FCN tăng gấp hơn 2 lần từ 16.100 đồng/cp lên 36.000 đồng/cp. 
 
Đặc biệt, sóng cao chưa từng có ở cổ phiếu FCN khi thị trường “rò rỉ” thông tin Quốc hội chính thức bàn về gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng, trong đó có gần 114.000 tỷ đồng dành cho kết cấu hạ tầng.
 
Trong vòng hơn hai tháng, thị giá FCN tăng gấp hơn 2 lần từ 16.100 đồng/cp lên 36.000 đồng/cp (phiên 12/1) – thiết lập mức đỉnh lịch sử từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán.
 
Tuy nhiên, ngay khi có tin chính thức, Quốc hội thông qua, Chính phủ đưa ra chi tiết gói này, cổ phiếu FCN lập tức quay đầu giảm. Tính từ đầu năm, thị giá của cổ phiếu FCN đã giảm khoảng 6,1%. Hiện, chốt phiên 21/2, thị giá FCN đạt 25.900 đồng/cp, song vẫn tăng gấp 2,5 lần so với thời điểm tháng 7 (cổ phiếu điều chỉnh về vùng đáy).
 
Đáng chú ý, trước khi thị giá cổ phiếu FCN giảm, đang giao dịch ở mức tăng cao, hàng loạt lãnh đạo cấp cao của Fecon đã kịp "chốt lời”.
 
Chẳng hạn, ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc đã đăng ký bán 60.200 cổ phiếu theo phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thoả thuận, thực hiện từ ngày 22/12 đến ngày 20/1. Mục đích bán số cổ phiếu trên nhằm giải quyết nhu cầu cá nhân. Với giá trị cổ phiếu FCN trên thị trường thời điểm bán, vị Tổng giám đốc này sẽ thu về khoảng gần 1,7 tỷ đồng.
 
Cùng thời điểm, ông Nguyễn Song Thanh, thành viên HĐQT đã đăng ký bán 30.000 cổ phiếu theo phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thoả thuận cùng mục đích giải quyết nhu cầu cá nhân. Theo đó, vị lãnh đạo này sẽ thu về khoảng gần 836 triệu đồng với mức giá cổ phiếu FCN ở thời điểm đăng ký bán.
 
Trước đó, ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT của công ty cũng đăng ký bán hơn 1,4 triệu cổ phiếu để giải quyết nhu cầu cá nhân. Giao dịch được thực hiện từ ngày 20/12/2021 đến ngày 18/1/2022, theo phương thức khớp lệnh hoặc thoả thuận. Tính theo thị giá thời điểm đó, vị này thu về hơn 39 tỷ đồng.
 
Doanh thu tăng trưởng, lợi nhuận sụt giảm
 
Điều mà nhà đầu tư mong mỏi nhất ở Fecon chính là kết quả kinh doanh quý IV/2021 sẽ bứt phá, đây cũng là một trong những lý do mà thị giá FCN tăng “dựng đứng” trong cuối năm 2021.
 
Tuy nhiên, báo cáo tài chính quý IV/2021 của Fecon cho thấy, doanh thu đạt 1.275 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn mức tăng của doanh thu nên lãi gộp đạt gần 185 tỷ đồng tăng 26% so với quý IV năm ngoái.
 
Trong kỳ, các chi phí đồng loạt tăng cao trong đó chi phí tài chính tăng gần 80% lên gần 48 tỷ đồng; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng thêm 10%. Sau khi trừ các khoản chi phí, Fecon đạt gần 44 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 13,3% so với cùng kỳ.
 
Công ty cho biết, do tình hình dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ chào thầu và tiến độ triển khai các dự án của khách hàng, dẫn đến giảm sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của công ty.
 
Ngoài ra, trong năm 2021 việc chi trả cổ tức của các công ty con được thực hiện rải rác khiến doanh thu tài chính quý IV giảm so với cùng kỳ.
 
Bên cạnh đó, do tiến độ thu tiền một số dự án bị chậm do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 đến tình hình tài chính của khách hàng. Đồng thời, dự án Metroline 3 Hà Nội vẫn bị dừng thi công do chưa giải quyết xong vấn đề giải phóng mặt bằng khiến tăng thời gian vay vốn.
 
Lũy kế cả năm 2021, Fecon ghi nhận 3.484 tỷ đồng doanh thu, tăng 10% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng tăng 11% khiến lãi gộp doanh nghiệp chỉ đạt 518 tỷ đồng, giảm 9%.
 
Theo đó, lợi nhuận trước thuế giảm 5%, về 159 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 114,8 tỷ đồng, giảm 14% so với thực hiện trong năm 2020 – Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 10 năm qua của Fecon.
 
Trong năm 2021, FCN đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu là 3.900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 175 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính, công ty không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm mà chỉ đạt 65,6% kế hoạch lợi nhuận.
 
Xét về dòng tiền, trong năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính âm 109,2 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 88,7 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 1.204,9 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 1.271,6 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ và phát hành thêm cổ phiếu.
 
Tính tới 31/12/2021, tổng tài sản của Fecon tăng 12% so với đầu năm lên 7.598 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.818 tỷ đồng, chiếm 37% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 1.887 tỷ đồng, chiếm 24,8% tổng tài sản; tồn kho đạt 1.710 tỷ đồng, chiếm 22,5% tổng tài sản.
 
Về nguồn vốn, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 55% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 876,7 tỷ đồng lên 2.471,6 tỷ đồng và chiếm 32,5% tổng nguồn vốn.
 
Đáng chú ý, nợ vay tài chính của Fecon là 2.471 tỷ đồng, tăng 55% so với đầu kỳ. Trong đó, vay nợ thuê tài chính dài hạn tăng mạnh từ 376 tỷ lên 1.160 tỷ đồng, tương ứng tăng đến 209% chỉ sau 12 tháng; nợ vay ngắn tiếp tục tăng 7%, ở mức cao với 1.311 tỷ đồng. Đây cũng chính là lý do khiến chi phí lãi vay “nở to”, ăn mòn lợi nhuận Fecon năm 2021.