• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 11:56:29 CH - Mở cửa
CII: Kinh doanh kém sắc, cổ phiếu CII 'trồi sụt' thất thường
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 23/02/2022 8:55:38 SA
Việc dùng đòn bẩy tài chính lớn khiến CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (CII) phải thường xuyên đi vay mới để đảo nợ cho các khoản vay cũ, nên công ty nặng gánh trả lãi, dòng tiền kinh doanh thường âm. Trong khi đó, trên sàn chứng khoán, cổ phiếu CII “trồi sụt” thất thường, tăng nhanh giảm sốc.
 
Trong bối cảnh nhu cầu đầu tư lớn, song dòng tiền kinh doanh âm hoặc thặng dư không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư buộc CII phải liên tục huy động tài chính qua các kênh vay nợ, dẫn tới xu hướng tăng nợ vay của công ty đã kéo dài suốt từ năm 2016.
 
Dư nợ chiếm tỷ trọng cao
 
Năm 2021 là năm khó khăn của CII khi dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh doanh. Theo đó, công ty liên tục phát hành trái phiếu để huy động vốn; đồng thời bán cổ phiếu quỹ và cổ phiếu công ty con nhằm giảm áp lực dòng tiền.

 
Kết quả kinh doanh quý IV/2021 và luỹ kế năm 2021 của CII. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2021 của CII)
 
Tuy nhiên, báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021cho thấy, doanh thu và lợi nhuận của CII sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, dẫn tới khoản lỗ “đột biến” cả năm.
 
Cụ thể, doanh thu thuần giảm hơn 73% xuống còn 644 tỷ đồng, lỗ sau thuế 372 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 12 tỷ đồng.
 
Theo đại diện CII, trong hai quý cuối năm, việc giãn cách xã hội kéo dài là nguyên nhân chính khiến doanh thu giảm mạnh. Hai mảng doanh thu chính là thu phí giao thông và bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề do các trạm BOT dừng thu phí, còn mảng bất động sản “bất động” từ đền bù, xây dựng đến kinh doanh. Biên lãi gộp trong quý giảm từ 14,9% xuống 9%.
 
Trong khi đó, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), công ty phải ghi nhận các chi phí phát sinh trong kỳ, chủ yếu là chi phí lãi vay và phân bổ lợi thế thương mại.
 
Lũy kế cả năm, doanh thu thuần của CII giảm gần 47% xuống 2.867 tỷ đồng, chủ yếu từ mảng bất động sản. Công ty lỗ 247 tỷ đồng so với số lãi 472 tỷ đồng cùng kỳ.
 
Năm 2021, CII đặt kế hoạch doanh thu 6.700 tỷ đồng và lãi sau thuế 615 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch “đổ bể” cả về doanh thu và lợi nhuận.

 
Kinh doanh kém sắc, cổ phiếu CII "trồi sụt" thất thường (Ảnh: TL)
 
CII cho biết, kết quả này không thể hiện đầy đủ các khoản lợi nhuận mà công ty đã thu về, trong đó khoản thu lớn nhất là số tiền hơn 1.000 tỷ đồng từ việc thoái 25,4 triệu cổ phiếu NBB của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy. Lợi nhuận đem về khoảng 595 tỷ được ghi nhận trên báo cáo tài chính riêng.
 
Tuy nhiên, Năm Bảy Bảy vẫn là công ty con của CII nên khoản lợi nhuận được ghi tăng trực tiếp vào lợi nhuận chưa phân phối mà không được hạch toán vào lợi nhuận hợp nhất dẫn đến tình trạng "lỗ giả".
 
Tính tới ngày 31/12/2021, lợi nhuận sau thuế lũy kế của CII vượt 2.366 tỷ đồng.
 
Nếu tính theo chuẩn mực IFRS, tổng thu nhập toàn diện sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ khoảng 1.700 tỷ đồng.
 
Có thể nói, việc giảm tỷ lệ sở hữu tại Năm Bảy Bảy đã giảm bớt áp lực thanh khoản, song việc này được đánh giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của CII trong dài hạn.
 
Nhìn lại quá khứ, hoạt động tài chính thường mang lại những khoản lợi nhuận bất thường cho CII khi lĩnh vực kinh doanh chính gặp khó khăn.
 
Điển hình như năm 2017, CII hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận sau thuế chỉ sau 6 tháng đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do CII ghi nhận khoản lãi từ việc đánh giá lại giá trị hợp lý của khoản đầu tư vào các công ty con như CTCP Đầu tư Cầu đường CII (LGC) và VPII.
 
Giá cổ phiếu tăng nhanh, giảm sốc
 
CII được mệnh danh là một trong những "trùm đất" Thủ Thiêm (TP.HCM) do sở hữu một số dự án tại khu vực này. Trên báo cáo tài chính, tính đến cuối năm 2021, CII đang ghi nhận hơn 300 tỷ đồng chi phí xây dựng dở dang với dự án xây dựng hạ tầng Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Bên cạnh đó, CII cũng ghi nhận hơn 125 tỷ đồng chi phí xây dựng các dự án bất động sản được khai thác từ hợp đồng BT trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
 
Sau phiên đấu giá đất kỷ lục tại Thủ Thiêm, cổ phiếu CII đã trở thành một trong những mã “siêu nóng” gây được sự chú ý của các nhà đầu tư khi tăng trần nhiều phiên liên tiếp cùng chuỗi tăng giá từ 17.200 đồng/cp lên 57.900 đồng/cp trong 3 tháng, tính đến phiên ngày 7/1. 
 
Tuy nhiên, sau thông tin Tân Hoàng Minh bỏ cọc, cổ phiếu CII đã tạo thành “mô hình cây thông” khi lao dốc với nhiều phiên nằm sàn liên tiếp, thậm chí còn rơi vào tình trạng “giam sàn”.
 
Tính đến phiên giao dịch cuối cùng của năm Tân Sửu (28/1), cổ phiếu CII dừng ở mức 28.000 đồng/cp, “bốc hơi” 52% chỉ sau 3 tuần giao dịch, so với mức đỉnh kỷ lục ngày 7/1, gây thiệt hại lớn cho nhiều nhà đầu tư khi lỡ “đu đỉnh ngọn cây thông".
 
Đáng chú ý, ở thời điểm giá cổ phiếu liên tục phá đỉnh, gấp 2 lần chỉ trong chưa đầy 1 tháng, lập tức hàng loạt lãnh đạo công ty kịp "thoát hàng" cổ phiếu CII ngay trước chuỗi giảm kịch sàn chục phiên liên tiếp.
 
Bà Nguyễn Thị Mai Hương - Trưởng ban Kiểm toán nội bộ CII đã hoàn tất bán ra toàn bộ gần 291 nghìn cổ phiếu CII đang nắm giữ từ 29/11 - 16/12/2021. Khoảng nửa đầu tháng 11/2021, ông Lê Vũ Hoàng - Chủ tịch HĐQT CII và ông Dương Quang Châu - Giám đốc phòng quản lý dự án hạ tầng CII đã lần lượt bán ra 393 nghìn và 180 nghìn cổ phiếu CII.
 
Cổ đông lớn đến từ nước ngoài là VIAC (No.1) Limited Partnership (Singapore) cũng "mải miết" thoái bớt vốn tại CII khi thị giá tăng cao. Cụ thể, trong thời gian từ ngày 15-29/11/2021, VIAC đã bán ra 2,5 triệu cổ phiếu CII. Từ ngày 2-20/12/2021, VIAC tiếp tục bán 5,5 triệu cổ phiếu CII. Ngày 4/1/2022, quỹ này bán thêm 5,5 triệu cổ phiếu CII, giảm tỷ lệ sở hữu từ 7,2% xuống 4,89%, chính thức không còn là cổ đông lớn của CII.
 
Tiếp theo, từ 10/1 - 8/2/2022, VIAC đăng ký bán ra 5,5 triệu cổ phiếu CII, dự kiến giảm số lượng cổ phiếu CII nắm giữ từ gần 11,69 triệu đơn vị xuống còn 6,19 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu giảm từ 4,89% xuống còn 2,59%. Tuy nhiên, giao dịch này không thành công và VIAC chỉ bán được 4,5 triệu cổ phiếu với lý do không đạt được mức giá mong muốn. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu CII mà VIAC nắm giữ giảm từ gần 11,7 triệu đơn vị xuống còn gần 8,2 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu giảm từ 4,89% xuống 3,43%.
 
Mới đây, VIAC tiếp tục đăng ký thoái thêm 5,5 triệu cổ phiếu CII để giảm sở hữu từ 3,01% về còn 0,71% vốn điều lệ. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 25/2-25/3 thông qua hình thức khớp lệnh hoặc thoả thuận.
 
Có thể thấy, động thái này của quỹ ngoại xuất hiện sau khi cổ phiếu CII có dấu hiệu hồi phục trở lại sau đợt bán tháo trong tháng 1. Cụ thể, từ 14-21/2, cổ phiếu CII tăng 27% từ 26.250 đồng/cp lên 33.350 đồng/cp.
 
Chốt phiên ngày 22/2, cổ phiếu CII giao dịch ở mức 33.700 đồng/cp với khối lượng tăng mạnh hơn 23 triệu đơn vị, ghi nhận phiên tăng giá tiếp theo sau 2 phiên trần liên tiếp, bất chấp nhóm cổ phiếu bất động sản đồng loạt điều chỉnh mạnh.