• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 6:32:36 CH - Mở cửa
TCM: [Cổ phiếu nổi bật tuần] TCM và 3 lần nảy lên từ đường MA20
Nguồn tin: BizLive | 22/03/2022 10:31:43 SA
Cổ phiếu TCM của CTCP Dệt may - ĐT - TM Thành Công dường như đã chạm đáy vào cuối tháng 1/2022 sau 9 tháng điều chỉnh từ đỉnh lịch sử. Quá trình hồi phục lấy lại xu hướng tăng dài hạn đang ghi nhận những nhịp tăng zig-zag.

3 nhịp tăng zig-zag sau khi chạm đáy
 
Tuần vừa qua, TCM là một trong những cổ phiếu đi ngược với thị trường khi để giảm mất 3,8% xuống 71.000 đồng/cổ phiếu.
 
Sự điều chỉnh diễn ra trong 4/5 phiên và gần như đã triệt tiêu hết thành quả của phiên tăng giá 5% ngày 11/3.
 
Điểm đáng chú ý là chuỗi phiên điều chỉnh ngay sau một nhịp tăng mạnh đang có sự lặp lại trong thói quen giao dịch của TCM.

 
Sau khi cổ phiếu này tạo đáy vào cuối tháng 1/2022, TCM đã có tổng cộng 3 nhịp tăng/giảm. Và trong cả 3 lần, TCM đều chỉ chạm về đúng đường xu hướng ngắn hạn MA20 rồi bật lên.
 
Điều này vẫn hoàn toàn có thể lặp lại trong thời gian tới bởi cổ phiếu mới chỉ đang nhịp tăng ngắn hạn và vẫn chưa thực sự đảm cho sự trở lại xu hướng dài hạn. Quá trình này có thể sẽ đòi hỏi nhiều thời gian bởi các việc vượt MA200 thường không hề dễ dàng. Cùng với đó, các ngưỡng kháng cự cũng đang xuất hiện khá nhiều từ vùng giá 80.000-100.000 đồng/cổ phiếu.
 
Nhà máy mới sẽ giúp giảm thuê ngoài, cải thiện biên lợi nhuận
 
Được biết, lợi nhuận 2 tháng đầu năm 2022 của TCM đi ngang so với cùng kỳ trong khi doanh thu thuần tăng 14,2% so với cùng kỳ nhờ nhu cầu ổn định.
 
Tỷ suất lợi nhuận thuần giảm xuống 5,9% so với mức 6,9% trong 2 tháng đầu năm 2021 do chi phí nguyên vật liệu và vận chuyển tăng.
 
Tuy nhiên, KQKD 2 tháng đầu năm 2022 vẫn vượt dự báo của CTCK TP. Hồ Chí Minh (HSC).
 
Doanh thu tháng 2/2022 tăng 18,3% so với cùng kỳ đạt 264 tỷ đồng (11,3 triệu USD), chủ yếu nhờ nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu tăng tốt. Các mảng kinh doanh chính bao gồm may mặc, vải và sợi, lần lượt đóng góp 77%, 15% và 7% tổng doanh thu của TCM.
 
Trong khi đó, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ là các thị trường lớn nhất của TCM và đóng góp lần lượt 24,6%, 24,3% và 22,4% vào doanh thu tháng 2/2022. Theo đó, doanh thu thuần 2 tháng đầu năm 2022 tăng 14,2% so với cùng kỳ đạt 666 tỷ đồng.
 
Lợi nhuận thuần tháng 2/2022 là 13,3 tỷ đồng, giảm 11,2%. So với tháng trước, lợi nhuận thuần tháng 2/2022 giảm 48,8% do kỳ nghỉ Tết. Tuy nhiên, khi so sánh với mức bình quân hàng tháng trong quý 4/2021, lợi nhuận thuần tháng 2/2022 cao hơn gần gấp đôi trong khi doanh thu thuần đi ngang.
 
HSC cho rằng tỷ suất lợi nhuận đã phục hồi mạnh. Tỷ suất lợi nhuận thuần trong tháng 2/2022 tăng lên 5,0% so với chỉ 2,9% trong quý 4/2021.
 
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận thuần gần như đi ngang so với cùng kỳ là 39,3 tỷ đồng (1,69 triệu USD), (giảm 1,9% so với cùng kỳ). Theo HSC, kết quả này là rất tích cực so với KQKD kém khả quan trong 6 tháng cuối năm 2021 (lỗ trong quý 3/2021 và lợi nhuận thuần giảm mạnh 67,8% so với cùng kỳ trong quý 4/2021).
 
Ngoài việc doanh thu thuần cải thiện mạnh mẽ, TCM không còn những khoản chi phí phát sinh liên quan tới dịch COVID-19 như trong 6 tháng cuối năm 2022 và hiệu suất hoạt động đạt mức tối đa so với mức 50%-60% trong quý 3/2021 và 86%-95% trong quý 4/2021 do thiếu hụt lao động.
 
Trong tháng 3, TCM dự kiến sẽ đưa vào hoạt động nhà máy Vĩnh Long 2 và hiện Công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng may mặc cho tới quý 3/2022. Với việc nhà máy mới đi vào hoạt động sẽ giúp Công ty giảm sản lượng thuê ngoài và củng cố tỷ suất lợi nhuận.
 
HSC dự báo nhà máy Vĩnh Long 2 sẽ đạt hiệu suất hoạt động 50% và đạt mức hòa vốn trong năm 2022. Tuy nhiên, với đơn đặt hàng tốt như hiện nay, khả năng lợi nhuận có thể cao hơn dự báo.

 
HSC có thể xem xét điều chỉnh dự báo theo hướng tích cực.
 
Chuyên viên phân tích từ HSC cho biết đang xem xét lại dự báo. Dự báo trước đó được HSC đưa ra là lợi nhuận thuần năm 2022 tăng trưởng 48,3% đạt 188 tỷ đồng và lợi nhuận thuần năm 2023 tăng trưởng 23,4% đạt 232 tỷ đồng.