• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 8:56:35 CH - Mở cửa
Gần 3 triệu tấn sắn đã đi đâu?
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam | 30/03/2022 5:10:00 CH
Tổng cục thuế dừng hoàn, truy thu thuế VAT và rà soát lại các doanh nghiệp sắn vì phía bạn xác định có doanh nghiệp “ma”. Vậy gần 3 triệu tấn sắn đã đi đâu?
 
Gần 3 triệu tấn sắn đã đi đâu?
 
Như Nông nghiệp Việt Nam đã thông tin, 42 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Sắn Việt Nam gửi đơn kêu cứu đến Thủ tướng Chính Phủ. Về việc Công văn 632 của Tổng cục thuế yêu cầu dừng hoàn và truy thu thuế VAT đối với các Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu sắn. Nguyên nhân là bởi Tổng cục thuế nhận được thông tin xác minh từ phía Trung Quốc về việc những đơn vị nhập khẩu sắn từ 4 doanh nghiệp của Việt Nam là các công ty “ma”.
 
Vì nghi ngờ các doanh nghiệp sắn đang lợi dụng chính sách ưu đãi hoàn thuế VAT, Tổng cục Thuế đã yêu cầu Cục thuế các địa phương rà soát và dừng hoàn và truy thu thuế đối với các doanh nghiệp sắn Việt Nam. Điều này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của Hiệp hội Sắn Việt Nam cũng như các doanh nghiệp sắn trong nước.
 
Theo số liệu Thống kê từ Tổng cục Hải quan, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu tinh bột sắn lớn nhất của Việt Nam. Theo đó, năm 2021, xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,94 triệu tấn, trị giá 913,37 triệu USD. Cùng với đó, xuất khẩu sắn lát khô sang Trung Quốc đạt 765,38 nghìn tấn trị giá 193,03 triệu USD. Tính chung năm 2021, toàn ngành sắn đã xuất khẩu sang Trung Quốc 2,71 triệu tấn trị giá gần 1,1 tỷ USD.
 
Vì vậy, điều này đã dấy lên trong dư luận câu hỏi, nếu các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu sắn của Việt Nam là các công ty “ma”, số lượng nhập không ít hơn số lượng hàng đã xuất. Vậy gần 3 triệu tấn sắn theo thống kê của Tổng cục Hải quan đã đi đâu?
 
Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sắn qua đường biên giới đất liền đang thực hiện theo Nghị định 14/2018 Quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới (trước đây là Quyết định 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, việc hoàn thuế VAT đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, đây là điều gây ra nhiều rủi ro cho Doanh nghiệp cũng như khiến các cơ quan quản lý khó nắm bắt được nếu không có sự phối hợp chặt chẽ dù việc xuất khẩu là thực.
 
Cụ thể, Nghị định 14 quy định chi tiết hoạt động thương mại biên giới đất liền theo hướng khuyến khích xuất khẩu, phù hợp với cơ chế thích ứng xuất khẩu biên mậu giữa hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc.
 
Khoản 2 Điều 24 quy định: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới hướng dẫn thực hiện chính sách thuế, phí và lệ phí; thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
 
Ngoài ra, Thông tư 219 quy định: Trường hợp xuất khẩu hàng hóa sang các nước có chung biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
 
Như vậy là chưa có hướng dẫn cụ thể về việc hoàn thuế VAT đối với hoạt động xuất khẩu thương mại biên giới theo Nghị định 14. Các quy định tại Thông tư số 219 và thông tư sửa đổi bổ sung 219 đang áp dụng chung cho hoàn thuế xuất khẩu chính ngạch giữa các quốc gia, chưa có quy định cụ thể cho trường hợp xuất khẩu hàng hóa qua biên giới theo Nghị định số 14.
 
Trong khi đó, theo Hiệp hội Sắn, các thương nhân Trung Quốc thường lựa chọn việc thu mua sắn tại biên giới bởi các chính sách ưu đãi thuế của Trung Quốc đối với việc trao đổi hàng hóa tại biên giới.
 
Cụ thể, trong trường hợp này, việc nhập khẩu tinh bột sắn nói riêng, và các sản phẩm khác nói chung như thủy sản, trái cây theo hình thức biên mậu, phù hợp với chính sách nhập khẩu biên mậu của Trung Quốc thông qua các cư dân biên giới sẽ không cần đến Hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu họ cung cấp thông tin đơn vị mua hàng (cá nhân, tổ chức) để làm Hợp đồng là để phục vụ cho hồ sơ hoàn thuế của Doanh nghiệp Việt Nam mà có thể không phù hợp với chính sách nhập khẩu của họ.
 
Theo Hiệp hội Sắn, sự không tương thích về mặt quy định nhập khẩu biên mậu dẫn đến việc đối tác Trung Quốc có thể không thừa nhận việc mua bán hàng hóa với đối tác Việt Nam.
 
Chính bởi điều này, các doanh nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động xuất khẩu theo hình thức biên mậu và hoàn thuế VAT hiện tại sẽ được coi là không phù hợp, dẫn đến nguy cơ không được xét hoàn và bị truy thu thuế VAT đã hoàn trong tương lai khi cơ quan Thuế thanh kiểm tra sau hoàn thuế.
 
Đừng để mất lợi thế cạnh tranh quốc gia
 
 
Việc dừng hoàn và truy thu thuế VAT doanh nghiệp sắn không những ảnh hưởng đến doanh nghiệp, bà con nông dân mà còn vị thế cạnh tranh Quốc gia. Ảnh: Võ Dũng. 
 
Tại buổi làm việc với Hiệp hội Sắn Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đồng tình với các kiến nghị nêu trên của Hiệp hội Sắn Việt Nam và sẽ phối hợp, hỗ trợ với Hiệp hội và các doanh nghiệp ngành sắn để kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét, giải quyết.
 
Doanh nghiệp phải xuất trình được căn cứ xác đáng theo quy định của pháp luật hiện hành. Từ đó, Bộ Công Thương sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chức năng của Bộ để làm việc với các cơ quan của Bộ Tài chính.
 
Mặt khác, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu sắn cần chuyển mạnh sang xuất khẩu theo hướng chính ngạch bởi Trung Quốc hiện đã trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nên sản phẩm xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn của các thị trường thành viên RCEP sẽ không chỉ đối diện với việc mất thị trường mà còn có nguy cơ mất cả một ngành sản xuất, hiện Bộ Công Thương cũng đang trình Chính phủ phê duyệt đề án xuất khẩu qua biên giới theo con đường chính ngạch.
 
Theo ông Nghiêm Minh Tiến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam, việc xuất khẩu chính ngạch là điều mà các doanh nghiệp sắn mong muốn hướng tới để tránh rủi ro do sự không tương thích pháp lý. Tuy nhiên, để chuyển đổi ngay sang xuất khẩu chính ngạch vẫn là điều khó thực hiện.
 
Nguyên nhân là bởi yêu cầu của phía đối tác, thương nhân Trung Quốc do việc xuất khẩu tiểu ngạch phù hợp với nét tương đồng văn hóa của cư dân biên giới với nhau, điều kiện mua bán giữa Việt Nam và Trung Quốc giống nhau “ví dụ phía Trung Quốc có thể mua 1 xe, có thể mua 5 xe để chiều theo ý của đối tác, điều này xuất khẩu chính ngạch không thể có”, ông Tiến cho biết.
 
Đặc biệt, theo Hiệp hội Sắn việc nhập khẩu tiểu ngạch bên phía Trung Quốc được miễn thuế nhập khẩu đầu vào, nên doanh nghiệp và cư dân biên giới ưa chuộng làm tiểu ngạch, không thì họ không chấp nhận. Ngoài ra, khi được miễn thuế nhập khẩu đầu vào, thương nhân Trung Quốc thường sẽ mua với giá cao và điều này có lợi với các Doanh nghiệp và Nông dân Việt Nam. Điều này không thể có đối với xuất chính ngạch vì lý do thuế suất đối nhập với tinh bột sắn xuất chính ngạch của phía Trung Quốc rất cao. Đây là chính sách khuyến khích phát triển kinh tế vùng biên mậu của Trung Quốc.
 
Hiện nay việc xuất khẩu sắn vào Trung Quốc không chỉ có mỗi Việt Nam, các nước Đông Nam Á khác cũng đang cạnh tranh quyết liệt trong việc xuất khẩu ngành hàng này. Điển hình như Thái Lan hiện chiếm thị phần lớn nhất và sắn từ Indonesia cũng đang được Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu. Việt Nam giữ được thị phần lớn thứ hai cũng bởi có chung đường biên giới, việc chi phí xuất đường bộ thấp hơn nhiều so với các thị trường khác. Cùng với đó là chính sách ưu đãi phát triển vùng biên mậu của Chính phủ Trung Quốc nên Việt Nam có dư địa rất lớn và ưu thế cạnh tranh quốc gia so với các thị trường khác.
 
Việc xuất khẩu sắn vẫn đang được thực hiện trong suốt thời gian 2 năm qua dù phải chịu những rủi ro về dịch bệnh, chính sách “zero covid” của Chính phủ Trung Quốc nhưng năm 2021, ngành sắn vẫn chiếm vị trí thứ 2 những nước xuất khẩu sắn vào thị trường này.
 
Do đó, theo Hiệp hội Sắn, việc dừng hoàn và truy thu thuế VAT đối với các doanh nghiệp sắn, do các quy định pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể, cũng như sự quản lý thiếu nhất quán của cơ quan quản lý, đẩy các doanh nghiệp sắn đứng trên bờ vực phá sản, ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh quốc gia.