• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.240,41 -9,42/-0,75%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.240,41   -9,42/-0,75%  |   HNX-INDEX   224,62   -0,67/-0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,44   0,00/0,00%  |   VN30   1.297,81   -11,37/-0,87%  |   HNX30   477,80   -4,33/-0,90%
05 Tháng Mười Hai 2024 2:43:52 SA - Mở cửa
Hai mảng 'sáng - tối' khi giá thép vượt đỉnh
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 09/03/2022 8:27:40 SA
Giá thép tăng mạnh, đặc biệt là giá mặt hàng thép xây dựng đã phá đỉnh năm ngoái khiến các doanh nghiệp xây dựng ngụp lặn trong vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp ngành thép lại thấy được những tín hiệu tích cực, nhất là từ thị trường thế giới.
 
Theo số liệu của Steel Online, đến nay, các thương hiệu thép như Hòa Phát, Việt Đức, Việt Ý, Kyoei, Pomina... đồng loạt tăng mạnh, đẩy giá thép xây dựng lên mức 17,7 – 18,47 triệu đồng/tấn.
 
Doanh nghiệp xây dựng tiếp tục chao đảo
 
Cụ thể, thép Ponima tại miền Trung có mức tăng cao nhất, dòng thép cuộn CB240 tăng 610.000 đồng/tấn, lên mức 18,2 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 660.000 đồng/tấn, hiện có giá 18,47 triệu đồng/tấn.
 
Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên: thép cuộn CB240 có giá mới là 18,1 triệu đồng/tấn, còn thép thanh vằn D10 CB300 là 18,2 triệu đồng/tấn.
 
Trong khi đó, các dòng thép của Hòa Phát đều tăng thêm hơn 700.000 đồng mỗi tấn so với đầu tháng. Chẳng hạn, thép thanh vằn CB300 D10 có giá mới là 17,8 triệu đồng mỗi tấn, CB240 là 17,7 triệu đồng.
 
Như vậy, sau đợt tăng này, giá thép xây dựng của nhiều thương hiệu đã phá đỉnh năm 2021. Cụ thể là giá thép xây dựng của Hòa Phát đạt đỉnh vào năm ngoái khoảng 18 triệu đồng/tấn.

 
Giá thép không những không giảm mà còn tiếp tục tăng cao làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng.
 
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc công ty vật liệu xây dựng tại Hà Nội, năm ngoái giá thép đã tăng đến 3-4 lần. Năm nay, giá thép chưa kịp hạ nhiệt thì hiện lại tăng tiếp vài trăm nghìn đồng/tấn, gần tiệm cận 19 triệu đồng/tấn. Các mức giá này chưa gồm chi phí vận chuyển tới công trình, thuế. Ông Thành cho biết, trước đây, người bán thép sẽ bao luôn phí vận chuyển cho khách nhưng nay giá xăng dầu cũng tăng cao nên hầu hết các doanh nghiệp thép đều ngỏ ý để bên mua hỗ trợ thanh toán phí vận chuyển.
 
Các nhà máy thép lý giải, nguyên nhân giá thép tăng là do giá phôi thép tăng mạnh, cộng thêm chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng nên nhà máy phải tăng giá thép bán ra.
 
Ông Kiều Chí Công, Giám đốc Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên, cho biết thông thường từ tháng 2 trở đi, nhu cầu xây dựng dân dụng tăng cao. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư công cũng ngày càng tăng tốc, chẳng hạn như cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (Hà Nội), các gói thầu thi công thuộc cao tốc Bắc Nam, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, các bệnh viện lớn tại TP Hồ Chí Minh, dự án sửa chữa sân bay Tân Sơn Nhất…
 
“Nguồn cầu thì lớn trong khi dịch COVID-19 khiến các nhà máy đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, cộng thêm vấn đề logistics bị chậm làm nguồn nguyên liệu bị gián đoạn. Đây cũng là những nguyên nhân khiến giá thép tăng”, ông Công chia sẻ.
 
Giá thép tăng vọt và vượt đỉnh năm 2021 đã ảnh hưởng mạnh đến các công ty xây dựng, nhà thầu xây dựng bởi chi phí xây dựng tăng mạnh sẽ làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn khiến doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ.
 
Theo ông Đinh Văn Nam, Giám đốc công ty xây dựng Thiên Long (Hà Nội), giá thép tăng chính là nỗi ám ảnh của các nhà thầu, vì so với các nguyên liệu khác như gạch, cát… thì giá thép chiếm tỷ trọng cao hơn cả, thông thường là khoảng 20-27% chi phí đầu tư. Trong khi đối với những công trình đã ký hợp đồng trước thời gian giá thép tăng thì doanh nghiệp nhận thầu không được điều chỉnh giá.
 
Bên cạnh đó, trong kinh doanh, các nhà thầu xây dựng cạnh tranh nhau rất khắc nghiệt, nếu đơn vị nào tự ý tăng giá thì cũng đồng nghĩa với việc tự đánh mất hợp đồng của chính mình.
 
Tình cảnh này khiến các doanh nghiệp xây dựng vốn đã gặp khó khăn trong thời gian dài do dịch bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn càng làm càng lỗ. Một số nhà thầu chọn cách gián đoạn xây dựng để chờ giá thép giảm xuống, tuy nhiên như thế sẽ kéo theo việc bàn giao các công trình bị chậm trễ, phát sinh thêm nhiều chi phí. Điều này dẫn đến quy mô, số lượng các dự án xây dựng sẽ bị sụt giảm và tác động ngược đến doanh thu của doanh nghiệp xây dựng.
 
Cơ hội cho doanh nghiệp thép
 
Theo các chuyên gia, mặt hàng thép sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới bởi giá xăng dầu cũng được dự báo tăng mạnh lên mức 30.000 đồng/lít, dẫn đến cước vận chuyển tăng theo.
 
Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH TM SX Thép Việt, cho rằng giá sắt thép sắp tới sẽ còn tăng thêm vài đợt nữa, mỗi lần tăng khoảng 300.000 đồng/tấn. Nguyên nhân là, giá phế liệu trên thế giới tiếp tục tăng, lên 550 USD/tấn, tăng 50 USD so với tháng trước, giá phôi thép trong nước cũng đang có mức rất cao, tới hơn 16 triệu đồng/tấn.
 
Không dừng lại ở đó, căng thẳng Nga-Ukraine cũng là nguyên nhân thúc đẩy giá thép trong nước tăng. Ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty Vietgo, cho biết biến động địa chính trị giữa Nga-Ukraine chắc chắn sẽ làm nảy sinh biến động về kinh tế. Đây cũng chính là lúc cơ hội đến với ngành thép.
 
“Chẳng hạn khi căng thẳng Nga-Ukraine xảy ra thì chắc chắn, về cả phía Ukraine và Nga đều không thể tập trung sản xuất và cung ứng thép cho các nước châu Âu theo như đã ký kết”, ông Việt phân tích.
 
Trước khi xảy ra căng thẳng địa chính trị, Nga xếp thứ hai về xuất khẩu thép vào Liên minh châu Âu (EU), chiếm tỷ trọng khoảng 14% với thép dẹt và 19% với thép dài. Còn tỷ trọng xuất khẩu vào EU của Ukraine là 8% thép dẹt và 7,4% thép dài.
 
Theo ông Việt, nếu lượng thép xuất khẩu của hai nước này bị cắt giảm do cấm vận thì các nước trong khối Liên minh châu Âu sẽ thiếu thép trầm trọng và buộc họ sẽ phải tìm cách nhập khẩu thép từ các nước khác trên thế giới, trong đó Việt Nam. Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam- châu Âu (EVFTA) để thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa với khu vực này.
 
Nếu nắm bắt được cơ hội, các doanh nghiệp ngành thép sẽ mở rộng và củng cố được thị trường, đặc biệt với nhóm tôn mạ đang được một số doanh nghiệp xuất nhiều sang thị trường này như Công ty cổ phần Thép Nam Kim và Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát…
 
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp như Nam Kim, Hoa Sen, Hòa Phát nếu tận dụng được cơ hội xuất khẩu sang thị trường EU thì có thể tiếp tục duy trì được quy mô, doanh thu và lợi nhuận trong năm 2022.
 
Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng cần lưu ý EU hiện vẫn tiến hành áp thuế nhập khẩu thép dựa trên hạn mức xuất khẩu, do đó tăng trưởng về sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022 sẽ không còn cao như năm 2021.